Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Các triệu chứng thiếu máu não rất hay gặp nhưng dễ bị bỏ qua. Mức độ nghiêm trọng của bệnh phụ thuộc vào nguyên nhân gây nên tình trạng thiếu máu lên não. Vậy tại sao lại xảy ra tình trạng thiếu máu lên não?
Thiếu máu não là một cơ chế hay gặp do tổn thương não cấp tính do lưu lượng máu đến não bị suy giảm. Thiếu máu lên não là một cấp cứu y tế, nếu không được điều trị, hiện tượng nhồi máu não hoặc bệnh lý tại não có thể xảy ra do thiếu oxy và thiếu máu cục bộ toàn bộ. Từ đó, bệnh nhân có thể tử vong hoặc có nguy cơ bị tàn tật vĩnh viễn.
Thiếu máu lên là tình trạng lưu lượng máu lên não kém khiến tế bào não không nhận đủ oxy và các chất dinh dưỡng thiết yếu, dẫn đến tế bào không có đủ năng lượng để thực hiện các chức năng sống của chính nó.
Thiếu máu não thường bắt đầu với những triệu chứng nhẹ, khó phát hiện và có thể tăng dần theo thời gian. Thiếu máu não thường gặp ở người lớn tuổi và những người mắc bệnh lý nền về tim mạch. Tuy nhiên, hiện nay tỷ lệ thanh thiếu niên mắc bệnh thiếu máu não ngày càng gia tăng.
Thiếu máu lên não thường do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, nhưng 80% là do xơ vữa động mạch. Các mảng xơ vữa động mạch tích tụ lại với nhau và thu hẹp lòng mạch, gây hẹp tắc lượng máu chảy qua khu vực xơ vữa này, dẫn đến tình trạng thiếu máu lên não. Ngoài ra, một số nguyên nhân khác cũng có thể gây thiếu máu não như:
Hiện nay, trên thực tế có rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh thiếu máu lên não nhưng họ chưa có nhận thức đúng đắn về mức độ nguy hiểm của căn bệnh này và chưa biết cách kiểm soát, điều trị căn bệnh này. Theo một số công bố của tổ chức Y tế thế giới, lưu lượng máu lên não không đủ có thể dẫn đến đột quỵ và tử vong. Đột quỵ hiện là căn bệnh đe dọa tính mạng con người, chỉ đứng sau ung thư và bệnh tim mạch.
Đối với những người bệnh tiến triển không quá nghiêm trọng, tình trạng thiếu oxy lên não cũng sẽ ảnh hưởng nhất định đến cuộc sống hàng ngày. Não tuy có kích thước nhỏ nhưng lại tiêu thụ tới 20% tổng lượng oxy trong cơ thể. Nếu không được cung cấp oxy trong vòng 10 giây, mô não sẽ bị ảnh hưởng và nếu tình trạng thiếu oxy kéo dài tới 4 phút, thì các tế bào thần kinh bắt đầu chết dần và không thể phục hồi được.
Các triệu chứng thiếu máu lên não không xuất hiện thường xuyên. Người bệnh có thể chỉ gặp các triệu chứng như chóng mặt, mệt mỏi, nhức đầu, khó ngủ… Tuy nhiên, nếu bệnh không được kiểm soát tốt thì tình trạng sẽ dần trở nên trầm trọng hơn.
Khi cơ thể bạn xuất hiện dấu hiệu nghi ngờ, bạn nên đến ngay cơ sở y tế chuyên môn để được kiểm tra. Mặc dù hiện nay chưa có phương pháp điều trị dứt điểm bệnh thiếu máu não nhưng nếu người bệnh được điều trị tích cực tại các cơ sở y tế uy tín, được hướng dẫn chế độ dinh dưỡng, lối sống khoa học, lành mạnh thì bệnh thiếu máu não hoàn toàn có thể được kiểm soát. Các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp dựa trên tình trạng, nguyên nhân và tiền sử bệnh của bệnh nhân để giúp tăng lưu lượng máu não một cách an toàn và hiệu quả, giúp cải thiện các triệu chứng sức khỏe não do thiếu máu lên não.
Ngoài việc điều trị bằng thuốc, người bệnh cũng cần thay đổi lối sống lành mạnh và ăn uống hợp lý để kiểm soát bệnh.
Dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc nuôi dưỡng và đảm bảo chức năng của não và hệ tuần hoàn. Đối với người bệnh bị thiếu máu lên não cần chú ý bổ sung một số chất dinh dưỡng như:
Người bệnh cũng nên hạn chế những thực phẩm có hại cho sức khỏe như đồ ăn nhanh, mỡ động vật, chất kích thích và đồ uống có cồn, phụ gia thực phẩm, thực phẩm chế biến sẵn…
Tập thể dục là một cách hiệu quả và quan trọng để cải thiện sức khỏe, tăng tính linh hoạt của cơ bắp và tăng cường lưu thông máu. Vì vậy, dù bệnh thiếu máu não có được điều trị hay phòng ngừa hay không thì người bệnh cũng nên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày để cải thiện sức khỏe. Tùy theo tình trạng bệnh, người bệnh có thể lựa chọn các bài tập phù hợp như đi bộ, đạp xe, bơi lội, yoga…
Khi tinh thần không ổn định, tình trạng căng thẳng, stress kéo dài có thể ảnh hưởng không chỉ đến não mà còn đến hệ tim mạch và các cơ quan khác. Vì vậy, khi cơ thể căng thẳng, tình trạng thiếu máu lên não sẽ trở nên trầm trọng hơn khiến người bệnh gặp phải các triệu chứng như chóng mặt, đau đầu. Trường hợp nặng có thể xuất hiện các triệu chứng như ngất xỉu hoặc đột quỵ.
Người bệnh nên dành nhiều thời gian cho cơ thể thư giãn, nghỉ ngơi để tránh phải làm việc quá sức. Người bệnh cũng cần đảm bảo thời gian ngủ đủ giấc, ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi đêm và đi ngủ sớm trước 23h là thời gian hợp lý.
Người bệnh nên tuân theo chỉ định của bác sĩ và không nên sử dụng các loại thuốc khác ngoài chỉ định của bác sĩ. Phải tuân thủ điều trị và không được tự ý ngừng thuốc. Ngoài ra, người bệnh cần đảm bảo đúng hướng điều trị, kiểm soát tốt tình trạng và cần thường xuyên đến khám với bác sĩ chuyên khoa tại cơ sở y tế uy tín để được tư vấn về tình trạng cũng như cách cải thiện tình trạng hiệu quả.
Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây thiếu máu lên não và cách phòng ngừa hiệu quả. Khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ bệnh, hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế để được điều trị nhé.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.