Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nhiệt miệng hay còn gọi là lở miệng - một căn bệnh rất phổ biến, tuy không phải là một loại bệnh nặng nhưng gây khó chịu, đau đớn người bệnh. Cùng tìm hiểu chế độ ăn đối với bệnh nhiệt miệng để giảm những khó chịu khi ăn uống và vệ sinh răng miệng.
Nhiệt miệng có thể gặp ở tất cả mọi người, ở mọi lứa tuổi, bệnh có thể nhanh chóng thuyên giảm nếu bạn biết cách ăn uống và nghỉ ngơi đúng cách.
Nhiệt miệng là một căn bệnh về răng miệng và có đến khoảng 20% dân số bị nhiệt miệng thường xuyên. Có nhiều nguyên nhân gây nhiệt miệng như bạn bị nóng trong người, ăn đồ nóng quá nhiều hoặc tổn thương niêm mạc miệng do đánh răng quá mức, vô tình cắn vào miệng khi đang ăn uống hoặc hoạt động thể thao. Bệnh có thể tự khỏi sau 7-10 ngày nhưng lại dễ tái phát và xuất hiện đa dạng ở những vị trí khác nhau trong miệng.
Xuất hiện một mụn nước nhỏ rất dễ vỡ, để lại một vết lở nông ở niêm mạc miệng.
Tổn thương thường có hình tròn hoặc bầu dục, kích thước dưới 1cm.
Vết loét này thường có màu vàng, bờ rõ rệt màu đỏ, thường không chảy máu nhưng nó làm những mô mềm xung quanh vết thương sưng đau và đỏ rát.
Những chỗ xuất hiện nhiệt miệng thường là trên bề mặt lưỡi, trong má, phần bên trong ở môi - lợi, làm người bệnh cảm thấy đau lúc nói hoặc khi nhai nuốt, ăn uống.
Đây là bệnh lành tính và có thể tự khỏi sau vài ngày, tuy nhiên nếu không được chăm sóc đúng cách có thể xuất hiện các triệu chứng viêm nhiễm, gây sưng hạch bạch huyết, nóng sốt.
Những loại rau có màu xanh đậm như rau cải xanh, rau mồng tơi, rau diếp cá, rau dền, quả bầu, bí đao, bí xanh. Những loại rau xanh này có tính mát, không chứa chất béo, chứa nhiều nước và các loại vitamin, canxi, photpho giúp giải độc, thanh nhiệt cho cơ thể và chữa nhiệt miệng hiệu quả. Bạn có thể nấu canh rau cùng với tôm, thịt bằm, nấm rơm, cá lóc, sườn non… đều rất ngon miệng và giúp giải nhiệt rất tốt, vừa cung cấp dinh dưỡng vì giúp bệnh lở miệng nhanh lành hơn.
Đặc biệt khế có chứa nhiều vitamin C và vị chua của khế có tác dụng chữa nhiệt miệng khá tốt. Ăn một trái khế chua mỗi ngày giúp bổ sung nhiều dưỡng chất kháng viêm bao gồm saponin, flavonoid và vitamin C giúp ức chế những loại vi khuẩn có trong khoang miệng. Bạn có thể ăn khế sống hoặc giã nát khế thành nước,ngậm trong miệng khoảng vài phút sau đó nuốt dần.
Hạt sen, đậu xanh, đậu đen để nấu nước uống, nấu chè hoặc hầm có thể dùng để ăn trong ngày sẽ giúp giải nhiệt, thanh lọc cơ thể, điều trị tốt bệnh nhiệt miệng. Người bị lở miệng nên dùng những loại hạt này xay nhuyễn để ăn hoặc nấu nước uống từ 2-3 lần mỗi ngày, để thanh mát cho cơ thể.
Cà chua có vị chua thanh và ngọt nhẹ có tác dụng giúp cơ thể thanh nhiệt, tốt cho những người bị nhiệt miệng. Uống một ly nước ép cà chua mỗi ngày để cung cấp các chất chống viêm như carotenoid và bioflavonoid, làm giảm những cơn đau khó chịu khi bị nhiệt miệng. Hoặc nếu không có thời gian thì bạn có thể ăn cà chua tươi, sấy khô, nấu canh hoặc xay nhuyễn đều có lợi cho sức khỏe.
Khi bị nhiệt miệng bạn những loại thịt gia cầm lành tính như thịt vịt, thịt ngan vừa giúp cung cấp dinh dưỡng mà giúp người bệnh dễ ăn mà không làm đau rát. Những loại thịt này có tính mát, giúp hạ nhiệt, bồi bổ sức khỏe, tuy nhiên không nên ăn quá nhiều vì sẽ gây tác dụng ngược lại.
Ăn quá nhiều thức ăn cay chứa nhiều ớt cũng là một nguyên nhân gây phỏng miệng, lở miệng, nổi mụn nhọt trong niêm mạc miệng. Đặc biệt những người đang bị lỡ miệng nếu thường xuyên ăn đồ cay nóng sẽ khiến vết thương bị mưng mủ và lở loét miệng.
Những loại gia vị có tính khô nên chúng sẽ hút nước của cơ thể, khiến cơ thể bị thiếu hụt nước, làm cơ nhiệt tăng lên.
Uống nhiều rượu bia không những làm tình trạng lở miệng thêm trầm trọng mà nó còn làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể. Vì thế nếu như bạn đang lở miệng thì nên kiêng rượu bia ngay hôm nay nhé.
Khoảng 80% những người thường xuyên hút thuốc lá và uống cà phê bị lở miệng do chúng gây áp lực lên dạ dày và thực quản. Vì thế khi bị lở miệng nếu uống cà phê hoặc hút thuốc lá sẽ khiến tình trạng khó chịu hơn, thậm chí gây loét miệng và nhiễm trùng vết thương.
Những loại thực phẩm giàu dầu mỡ, có thể làm hỏng hệ vi sinh vật trong khoang miệng, tăng số lượng vi khuẩn không lành mạnh và giảm số lượng lợi khuẩn làm cho vết loét miệng càng thêm trầm trọng.
Xuân Trúc
Nguồn: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.