Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, phạm vi hoạt động cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định dùng các loại kháng sinh chữa viêm đường tiết niệu ở mỗi người khác nhau.
Đường tiết niệu (đường tiểu) là một trong những bộ phận dễ bị viêm nhiễm nhất trong cơ thể con người. Trong đó, tỷ lệ viêm đường tiết niệu ở nữ có thể lên đến 50% hoặc hơn. Đặc biệt, những người đã lập gia đình có khả năng cao bị viêm đường tiểu ít nhất một lần trong đời. Bài viết sau đây sẽ giúp hiểu rõ hơn về viêm căn bệnh này cũng như các loại kháng sinh chữa viêm đường tiết niệu hữu hiệu nhất hiện nay.
Hệ tiết niệu bao gồm hai quả thận, hai niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Trong đó thận có chức năng lọc máu và các chất thải ra khỏi máu, lọc các sản phẩm chuyển hóa đạm, chất điện giải để hình thành nước tiểu. Nước tiểu đi qua các ống lọc trong thận dần trở nên cô đặc, theo niệu quản đến dự trữ ở bàng quang. Khi bàng quang đầy, phản xạ các cơ thành bàng quang co thắt gây ra cảm giác buồn tiểu, báo hiệu chúng ta phải đi tiểu, giải phóng nước tiểu ra ngoài qua niệu đạo.
Trong điều kiện thông thường, nước tiểu hoàn toàn vô trùng. Tuy nhiên, một số trường hợp trong nước tiểu có sự hiện diện của vi khuẩn trong nước tiểu gây nhiễm trùng tiết niệu, hay còn gọi là viêm đường tiết niệu. Viêm đường tiết niệu rất dễ tái phát nếu không được phòng và điều trị tận gốc.
Một người mắc bệnh viêm đường tiết niệu thường có những biểu hiện như sau:
Tuy nhiên, triệu chứng viêm đường tiết niệu còn có thể bao gồm nhiều vấn đề khác, tùy thuộc vào tuổi tác, giới tính (nam thường bị đau trực tràng, còn nữ hay bị đau ở vùng chậu), tình trạng sức khỏe của người bệnh cũng như bộ phận bị nhiễm trùng.
Khi bị viêm đường tiết niệu, tốt nhất là nên đến bệnh viện khám và điều trị càng sớm càng tốt. Vì một khi vi khuẩn gây bệnh tiến ngược dòng từ dưới lên trên và đi vào thận sẽ làm bệnh nặng và khiến quá trình điều trị phức tạp hơn. Các biến chứng thường gặp của viêm đường tiết niệu có thể là: viêm đài bể thận, áp-xe quanh thận, nhiễm trùng huyết, suy thận cấp, mạn...
Dùng loại kháng sinh nào để chữa viêm đường tiết niệu, liều lượng bao nhiêu và dùng kéo dài bao lâu phụ thuộc vào tình trạng, biểu hiện, nguyên nhân gây bệnh của từng cá nhân cụ thể sau khi đã có kết quả thăm khám và xét nghiệm nước tiểu. Kháng sinh chữa viêm đường tiết niệu không nên được dùng khi chưa có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.
Trường hợp viêm đường tiết niệu dưới, viêm ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể chỉ cần uống thuốc theo đơn trong vòng 5 - 7 ngày là bệnh sẽ khỏi. Tuy nhiên để phòng tái phát và ngừa viêm bể thận có thể thời gian điều trị bệnh sẽ kéo dài từ 10 - 15 ngày. Thậm chí nếu bệnh tái phát nhiều lần, việc dùng thuốc kháng sinh chữa viêm đường tiết niệu có thể lên đến 6 tháng thậm chí cả năm.
Khi dùng thuốc kháng sinh chữa viêm đường tiết niệu, bạn cần tuân theo chỉ định của bác sĩ để tránh các tác hại của kháng sinh khi sử dụng không đúng liều. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần thường xuyên theo dõi bằng việc làm xét nghiệm nước tiểu thường xuyên để đánh giá hiệu quả điều trị.
Uống nhiều nước và không nhịn tiểu cũng là điều mà bệnh nhân viêm đường tiết niệu nên làm. Uống đủ nước và đi tiểu nhiều sẽ giúp cơ thể “rửa bàng quang” thường xuyên, tránh sự tăng sinh của mầm bệnh. Mỗi ngày người bệnh nên uống khoảng 2 lít nước nhất là khi trời oi bức, cơ thể ra nhiều mồ hôi. Ăn hay uống nước ép các loại hoa quả sẽ giúp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh. Ngoài ra, tập một thói quen đi tiểu ngay sau khi quan hệ tình dục để loại bỏ các vi khuẩn đưa vào niệu đạo và bàng quang cũng là điều mà người bệnh nên làm.
Trên đây là các thông tin về các loại thuốc kháng sinh chữa viêm đường tiết niệu cùng những lưu ý trong quá trình điều trị mà bạn cần biết. Nắm vững và tuân thủ đúng những kiến thức này sẽ giúp rút ngắn thời gian và làm tăng hiệu quả điều trị bệnh.
Hường
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.