Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em: Nguyên nhân và biểu hiện bệnh cha mẹ nên chú ý

Ngày 08/07/2024
Kích thước chữ

Bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em tương đối phổ biến, tuy nhiên lại không dễ nhận biết bệnh, đặc biệt ở trẻ dưới 2 tuổi và trẻ sơ sinh. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu căn nguyên gây bệnh cũng như biểu hiện bất thường về sức khỏe mà cha mẹ nên chú ý nhé!

Tình trạng nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em gây nên do mầm bệnh, thường là vi khuẩn xâm nhập từ ngoài môi trường, gây ảnh hưởng lên hệ tiết niệu của trẻ. Nếu không được chẩn đoán, điều trị y tế kịp thời, bệnh lý này có thể gây suy giảm chức năng tiết niệu của trẻ.

Tình trạng nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em

Nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em là một vấn đề phổ biến, có thể gây ra những ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ. Hiện tượng này xảy ra khi vi khuẩn ngoài môi trường xâm nhập vào đường tiết niệu gây nhiễm trùng.

Hệ thống tiết niệu của trẻ em bao gồm thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo, mỗi phần đều có vai trò quan trọng trong quá trình loại bỏ chất thải, đồng thời duy trì sự cân bằng nước - điện giải trong cơ thể.

Thận là nơi chính để lọc chất thải và nước dư ra khỏi máu, hình thành nước tiểu trước khi được dẫn đến bàng quang qua niệu quản. Bàng quang là nơi lưu trữ nước tiểu cho đến khi được đẩy ra ngoài cơ thể thông qua niệu đạo. Sự mở rộng, thay đổi của đường tiết niệu trong quá trình phát triển của trẻ làm tăng nguy cơ vi khuẩn xâm nhập, gây nên nhiễm khuẩn.

Đặc biệt, các bé gái có tỷ lệ cao hơn so với bé trai khi bị nhiễm khuẩn tiết niệu. Nguyên nhân chính là do niệu đạo của bé gái ngắn hơn, điều này làm cho vi khuẩn từ hậu môn dễ dàng xâm nhập vào âm đạo, sau đó lan ra niệu đạo.

Các triệu chứng của nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em thường bao gồm đau buốt khi đi tiểu, tiểu nhiều lần, cảm giác đau bụng dưới, sốt. Điều quan trọng là phải chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời để ngăn chặn bệnh lý lan rộng, gây tổn thương đến hệ thống tiết niệu của trẻ.

Bởi vậy, việc giáo dục chăm sóc vệ sinh cho trẻ em, đặc biệt là trẻ gái, là một phần quan trọng trong việc ngăn ngừa nhiễm khuẩn tiết niệu. Điều này sẽ giúp bảo vệ sức khỏe của trẻ, giảm thiểu những tác động tiêu cực đến sự phát triển của bé trong quá trình lớn lên.

Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em và biểu hiện bệnh mà cha mẹ nên chú ý 1
Bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu cần được chẩn đoán và điều trị sớm

Căn nguyên gây nhiễm khuẩn tiết niệu

Nước tiểu thông thường là một môi trường vô trùng nhưng trên cơ thể người có rất nhiều vi khuẩn tồn tại, đặc biệt là trên da hay khu vực xung quanh hậu môn. Vi khuẩn này có thể di chuyển, xâm nhập vào niệu đạo, bàng quang và các phần khác của hệ tiết niệu, gây ra các trường hợp nhiễm trùng đường tiểu.

Các nguyên nhân chính gây nhiễm khuẩn tiết niệu bao gồm:

  • Nhiễm trùng bàng quang: Đây là trường hợp phổ biến nhất, khi vi khuẩn xâm nhập và phát triển trong bàng quang.
  • Nhiễm trùng thận (viêm thận - viêm bể thận): Khi vi khuẩn từ bàng quang đi lên qua niệu quản đến thận có thể gây ra nhiễm trùng thận. Đây là một tình trạng nghiêm trọng hơn nhiều so với viêm bàng quang, dễ gây tổn thương đáng kể cho các cơ quan thận, đặc biệt là ở trẻ nhỏ.
  • Trào ngược bàng quang - niệu quản: Đây là tình trạng mà nước tiểu từ bàng quang chảy ngược lên niệu quản đến thận. Trong trường hợp này, nước tiểu có thể mang vi khuẩn từ bàng quang lên thận, gây ra viêm bể thận.
  • Tắc nghẽn đường tiết niệu: Dòng nước tiểu có thể bị tắc nghẽn tại nhiều vị trí khác nhau trong hệ tiết niệu, do các nguyên nhân như các khu vực hẹp, bất thường cấu trúc giải phẫu tiết niệu, làm ngăn cản dòng chảy bình thường của nước tiểu ra ngoài cơ thể. Điều này có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây nhiễm trùng.

Tất cả những nguyên nhân này đều có thể góp phần vào sự phát triển của nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em. Để ngăn ngừa cũng như điều trị hiệu quả, việc giữ vệ sinh cá nhân cho trẻ, đặc biệt là vùng kín cần được chú trọng. Ngoài ra, những trường hợp nghiêm trọng cần được chẩn đoán, điều trị kịp thời để ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra đối với sức khỏe của trẻ.

Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em và biểu hiện bệnh mà cha mẹ nên chú ý 2
Tình trạng nhiễm khuẩn tiết niệu thường do vi khuẩn gây nên

Biểu hiện khi trẻ mắc nhiễm khuẩn tiết niệu

Nhiễm khuẩn tiết niệu là một vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ em, với những biểu hiện đặc trưng tùy thuộc vào độ tuổi và mức độ nhiễm trùng. Ở trẻ sơ sinh, các triệu chứng của tình trạng viêm nhiễm thường không rõ ràng hay đặc trưng. Trẻ có thể biểu hiện bú kém, tiêu chảy, chậm phát triển, nôn mửa, vàng da nhẹ do tăng bilirubin trực tiếp, sốt hoặc hạ thân nhiệt.

Trẻ nhỏ và trẻ em dưới 2 tuổi cũng có thể có các dấu hiệu khác nhau của nhiễm khuẩn tiết niệu như sốt cao, các triệu chứng tiêu hóa như nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng hoặc nước tiểu có mùi hôi. Đáng chú ý là khoảng 4 đến 10% trẻ sốt cao mà không có dấu hiệu khu trú nhưng lại mắc nhiễm khuẩn tiết niệu. Do đó, việc xét nghiệm nước tiểu là cần thiết để chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.

Ở trẻ lớn hơn 2 tuổi, các triệu chứng của viêm bàng quang hoặc viêm thận bể thận có thể rõ ràng hơn. Viêm bàng quang thường biểu hiện qua các triệu chứng như bí tiểu, tiểu nhiều, tiểu có máu, bí tiểu, đau vùng dưới bụng, cảm giác cấp tính khi tiểu, ngứa, tiểu không kiểm soát và nước tiểu có mùi hôi. Trong khi đó, viêm thận thường đi kèm với sốt cao, cảm giác ớn lạnh, đau vùng cột sống và đau nhức.

Các biểu hiện lâm sàng có thể gợi ý đến các dị tật bẩm sinh liên quan đến đường tiết niệu, bao gồm khối u bụng, kích thước thận tăng, lỗ niệu đạo bất thường và các biểu hiện của dị tật cột sống dưới. Việc phát hiện sớm, điều trị những dị tật này cũng rất quan trọng để ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng, bảo vệ sức khỏe của trẻ.

Mặc dù có các triệu chứng và biểu hiện khác nhau, việc chẩn đoán chính xác, từ đó điều trị kịp thời nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em là rất quan trọng. Cha mẹ cần chú ý về những dấu hiệu này để có thể nhận biết, đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời, từ đó giúp trẻ tránh được những biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra do nhiễm khuẩn tiết niệu.

Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em và biểu hiện bệnh mà cha mẹ nên chú ý 3
Bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em có thể kèm sốt cao

Bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em có nguy hiểm không?

Bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em là một vấn đề sức khỏe đáng lo ngại, có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Ở trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ, các triệu chứng của bệnh có thể không rõ ràng, khó nhận biết, khiến trẻ điều trị chậm trễ, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe của trẻ.

Một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của nhiễm khuẩn tiết niệu là nhiễm trùng thận, gây ra bởi vi khuẩn từ bàng quang đi lên niệu quản đến thận. Viêm thận có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng như áp xe thận, suy thận, thận ứ nước hoặc tăng kích thước thận. Những tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến chức năng thận mà còn có thể dẫn đến suy nội tạng, tử vong, đặc biệt là khi trẻ không nhận được điều trị kịp thời, hiệu quả.

Đối với trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ hơn 2 tuổi và trẻ sơ sinh, việc chẩn đoán và điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu sớm là vô cùng quan trọng để ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng. Việc sử dụng kháng sinh kết hợp các phương pháp điều trị khác sẽ giúp ngăn ngừa vi khuẩn lan sang các cơ quan, giúp phục hồi sức khỏe nhanh chóng cho trẻ.

Ngoài việc điều trị, việc phòng ngừa nhiễm khuẩn tiết niệu cũng rất quan trọng. Các biện pháp như giữ vệ sinh sạch sẽ, uống đủ nước, không nhịn nước tiểu quá lâu, giảm thiểu tiếp xúc với vi khuẩn từ môi trường bẩn là những điều mà các bậc phụ huynh cần lưu ý hướng dẫn cho trẻ để giảm thiểu nguy cơ nhiễm khuẩn.

Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em và biểu hiện bệnh mà cha mẹ nên chú ý 4
Giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ là biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Thông qua bài viết trên, Nhà thuốc Long Châu xin gửi tới quý độc giả thông tin về tình trạng nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em. Đây là một vấn đề cần được quan tâm, điều trị y tế kịp thời, hiệu quả. Việc nhận diện sớm sẽ giúp ngăn ngừa được các biến chứng nghiêm trọng gây suy giảm chức năng thận cùng các tổn thương khác về sức khỏe cho trẻ.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin