Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Những dấu hiệu nhận biết nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ em

Ngày 01/12/2017
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ em là một trong những bệnh rất nguy hiểm với trẻ nhỏ. Nếu không kịp thời phát hiện các dấu hiệu để kịp thời tìm đúng biện pháp chăm sóc,

Nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ em là một trong những bệnh rất nguy hiểm với trẻ nhỏ. Nếu không kịp thời phát hiện các dấu hiệu để kịp thời tìm đúng biện pháp chăm sóc, trẻ có nguy cơ bị tử vong rất cao.

1. Những dấu hiệu nhận biết nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ em

Vì sao bé yêu dễ bị nhiễm khuẩn đường ruột?

Nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ em là một bệnh khá phổ biến đặc biệt là ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Thông thường, bệnh xuất hiện là do bé thường xuyên tiếp xúc với các loại đồ vật có chứa vi khuẩn, ổ vi khuẩn hoặc ổ chứa các vi khuẩn gây bệnh như thú cưng, gia cầm dẫn tới rối loạn tiêu hóa. Nhiều trường hợp nặng hơn là bị nhiễm khuẩn đường ruột; vì thành ruột của trẻ còn non yếu, mỏng nên rất dễ bị virus tấn công, gây tổn thương và nhiễm khuẩn.

Những dấu hiệu nhận biết nhiễm khuẩn đường ruột ở bé:

Những dấu hiệu nhận biết nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ em
Trẻ hay quấy khóc có thể là dấu hiệu bị nhiễm khuẩn đường ruột

Mẹ cần chú ý cũng như theo dõi những dấu hiệu nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ sau đây, để có thể kịp thời đưa trẻ đến bệnh viện chữa trị:

  • Bé yêu quấy khóc, đau bụng từng cơn dữ dội, có dấu hiệu kèm theo sốt (có thể nhẹ hoặc nặng), buồn nôn hoặc nôn nhiều.
  • Trẻ bị đi phân lỏng, có thể lẫn với chất nhầy hay bạch cầu, đi nhiều lần trong ngày dẫn đến tình trạng cơ thể bé bị thiếu nước, xanh xao, hốc hác và kèm theo cả triệu chứng sốt.
  • Tuỳ theo thể trạng từng bé thì thời gian ủ bệnh có thể kéo dài từ 2 đến 5 ngày hay cũng có thể từ 1 đến 10 ngày. Những bé nếu không được điều trị kháng sinh sẽ có thể đào thải vi khuẩn thep phân ra ngoài trong vòng từ 2-7 ngày.

2. Chế độ dinh dưỡng cho bé bị nhiễm khuẩn đường ruột

Chia nhỏ bữa ăn trong ngày: Khi bị nhiễm khuẩn đường ruột, hệ tiêu hoá của bé sẽ tương đối yếu nên các mẹ cần chia nhỏ bữa ăn trong ngày cho bé.

Thức ăn nên để dạng lỏng, mềm và theo sở thích của bé: Các món ăn cần được chế biến kỹ lưỡng, mẹ có thể ưu tiên những loại giàu dinh dưỡng dưới dạng lỏng hay mềm, để giúp bé dễ tiêu hoá, hấp thụ như: sữa, súp, cháo, nước trái cây, sữa chua…Vào thời điểm này, mẹ cũng cần chú ý đến khẩu vị của bé, thường xuyên thay đổi món ăn theo sở thích cho trẻ.

Giá đỗ hay các hạt nảy mầm: loại thực phẩm này được bác sĩ khuyến khích cho ăn trong giai đoạn này, vì nó giúp con yêu bổ sung thêm men tiêu hoá, tăng năng lượng cho cơ thể.

Cho bé bú thêm nếu bé còn bú mẹ: bạn có thể tăng thêm thời gian bú cũng như bữa bú cho trẻ để tăng sức đề kháng.

Bổ sung nước cho bé: mẹ có thể bổ sung bằng các loại nước trái cây pha loãng, nước cháo muối hay Oresol.

Những thực phẩm mẹ cần ưu tiên: Gạo, khoai tây, thịt gà hay bò, trứng và các loại quả tươi dinh dưỡng vào bữa ăn cho con như: cam, chuối, xoài, bưởi, đu đủ. Đồng thời, những “thiên thần nhỏ” cũng cần tránh các loại thực phẩm có chứa chất xơ dồi dào như bắp hạt, rau bí, rau cần, măng…cùng các loại nước uống có ga hoặc đồ ăn lạnh.

Những dấu hiệu nhận biết nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ em
Mẹ đừng quên bổ sung Biolactocil Plus cho bé

Bổ sung Bio Lactocil Plus: với các thành phần tốt cho hệ tiêu hóa và miễn dịch cơ thể bé bao gồm: Lactobacillus acidophilus, Thymomodulin, Lysine, Taurine, DHA, các vitamin cần thiết. Mẹ hãy cho bé uống 2-3 gói/ngày, sau bữa ăn 30 phút để bổ sung vi khuẩn có ích, ức chế vi khuẩn có hại, giảm khả năng bị nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ, hỗ trợ tiêu hóa thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn

Để “những thiên thần nhỏ” luôn có một hệ miễn dịch tốt, mẹ phải biết bảo vệ cho hệ tiêu hóa của bé khỏe mạnh. Nắm vững kiến thức về những dấu hiệu nhiễm khuẩn đường ruột là việc rất quan trọng, giúp bạn có biện pháp điều trị kịp thời bệnh để con yêu phát triển tốt nhất nhé.

Thanh Hoa

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm