Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nhiễm khuẩn đường ruột ở người lớn là bệnh lý mà chúng ta có thể trải qua ít nhất vài lần. Vậy căn bệnh này nguy hiểm như thế nào, dấu hiệu để nhận biết sớm nhiễm khuẩn đường ruột, cách chăm sóc người bệnh và phương pháp điều trị thế nào? Căn bệnh này có phòng tránh được không?
Nhiễm khuẩn đường ruột hay còn gọi là nhiễm trùng đường ruột hoặc tiêu chảy nhiễm trùng là tình trạng bệnh lý mà người lớn thường gặp. Tùy vào từng mức độ của tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm. Hãy tham khảo bài viết sau để tìm hiểu nhiễm khuẩn đường ruột ở người lớn là như thế nào?
Nhiễm khuẩn đường ruột ở người lớn là tình trạng viêm đường tiêu hóa do sự xâm nhập của vi khuẩn gây hại. Nguyên nhân gây bệnh có thể do ăn/uống nước hoặc thực phẩm bị ô nhiễm, tiếp xúc với vi khuẩn từ đồ vật nhiễm bệnh hay người nhiễm bệnh. Trong một số trường hợp, nếu không được can thiệp điều trị kịp thời bệnh có thể tiến triển nghiêm trọng.
Phần lớn trường hợp nhiễm trùng đường ruột đều do ăn thực phẩm thiếu vệ sinh chứa nhiều vi khuẩn gây hại.
Thói quen ăn rau sống cũng chính là một trong những lý do phổ biến dẫn đến nhiễm trùng đường ruột. Trong rau sống có thể chứa vi khuẩn E.coli mà chúng ta không thể quan sát bằng mắt thường. Nếu không rửa kỹ rau trước khi ăn thì bạn sẽ có nguy cơ cao mắc phải bệnh lý về đường tiêu hóa.
Không có thói quen rửa tay trước khi ăn hoặc uống nước chưa được đun sôi cũng có nguy cơ cao bị nhiễm khuẩn đường ruột.
Lưu ý rằng bệnh nhiễm khuẩn đường ruột có thể lây nhiễm qua đường ăn uống hoặc dùng chung nhà vệ sinh. Do đó, sau mỗi lần đi đại tiện người bệnh cần chú ý vệ sinh sạch sẽ.
Nhiễm khuẩn đường ruột ở người lớn do các loại nấm, vi khuẩn hay ký sinh trùng gây ra. Dưới đây là một số dấu hiệu nhiễm khuẩn đường ruột sớm:
Cảm giác chán ăn là một trong những dấu hiệu nhận biết sớm tình trạng nhiễm khuẩn đường ruột, ví dụ không có hứng thú với bữa ăn hoặc có cảm giác đồ ăn không ngon miệng.
Bệnh nhân nhiễm khuẩn đường ruột thường gặp biểu hiện đau bụng, đau co thắt bụng và đau từng cơn liên tục, mỗi cơn đau xảy ra trong khoảng 3 - 4 phút. Mức độ đau từ nhẹ tăng dần lên. Bệnh nhân vẫn cảm thấy đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn hoặc nôn liên tục dù ăn rất ít hoặc chỉ uống nước.
Tiêu chảy là dấu hiệu thường gặp của bệnh nhiễm khuẩn đường ruột do những tác nhân gây hại tấn công đường ruột, kích thích đường ruột. Lúc này, tính chất phân của người bệnh cũng thay đổi với biểu hiện phân lỏng và thường lẫn chất nhầy.
Căn bệnh này cũng có thể gây ra một số vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần như thường cảm thấy mệt mỏi, chán nản và lười vận động. Hơn nữa, chất lượng giấc ngủ của bệnh nhân bị ảnh hưởng rất nhiều do triệu chứng tiêu chảy, đau bụng,… Người bệnh có nguy cơ cao bị chứng rối loạn giấc ngủ.
Bệnh nhiễm khuẩn đường ruột ở người lớn sẽ không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nếu phát hiện những dấu hiệu sớm và biết cách chăm sóc bệnh nhân đúng. Một số trường hợp nhẹ, bệnh có thể tự khỏi sau vài ngày.
Tuy nhiên, khi bệnh kéo dài quá lâu mà không can thiệp kịp thời, người bệnh sẽ có nguy cơ cao gặp phải biến chứng nghiêm trọng, có thể gây tử vong.
Các biến chứng có thể kể đến như:
Bác sĩ sẽ chỉ định cách điều trị nhiễm khuẩn đường ruột phù hợp tùy vào từng tình trạng bệnh, cụ thể gồm các phương pháp:
Bác sĩ có thể chỉ định người bệnh dùng thuốc khác sinh trong các trường hợp nhiễm khuẩn do vi khuẩn hoặc ký sinh trùng. Thuốc được sử dụng phổ biến nhất là Fluoroquinolones, Metronidazole, Azithromycin, Cephalosporin thế hệ thứ 2 và 3,...
Để đảm bảo đạt được kết quả điều trị tốt nhất, ngoài dùng thuốc, người bệnh có thể kết hợp các biện pháp chăm sóc tại nhà gồm:
Cần lưu ý những vấn đề sau khi chăm sóc bệnh nhân bị nhiễm khuẩn đường ruột:
Khi nhận thấy các dấu hiệu của bệnh nhiễm khuẩn đường ruột ở người lớn, bệnh nhân cần đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, chỉ định xét nghiệm, chẩn đoán và lên phác đồ điều trị phù hợp cho từng trường hợp. Sau khoảng một vài tuần, bệnh nhân sẽ phục hồi sức khỏe trở lại.
Xem thêm: Nhiễm trùng đường ruột có nguy hiểm không? Phòng ngừa thế nào?
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.