Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Nhiễm trùng đường ruột có nguy hiểm không? Phòng ngừa thế nào?

Ngày 16/05/2024
Kích thước chữ

Nhiễm trùng đường ruột là căn bệnh phổ biến ở người lớn và trẻ em. Nguyên nhân chủ yếu là do sự tấn công của vi khuẩn vào hệ tiêu hóa gây nhiễm trùng. Virus, nấm và ký sinh trùng cũng là các tác nhân gây ra bệnh lý này. Vậy, nhiễm trùng đường ruột có nguy hiểm không và cách điều trị như thế nào?

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nhiễm trùng đường ruột, trong đó chủ yếu là do vi khuẩn, virus và ký sinh trùng gây ra. Bệnh biểu hiện với nhiều triệu chứng như đau bụng, đại tiện phân lỏng, nôn mửa, sốt,… Tùy vào từng mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nhằm hạn chế biến chứng nguy hiểm.

Nhiễm trùng đường ruột là gì?

Nhiễm trùng đường ruột là tình trạng có dấu hiệu tiêu chảy dạng nước, lẫn nhớt xảy ra trong vòng vài ngày. Con đường lây lan bệnh này chủ yếu qua đường ăn uống. Những thực phẩm, thức ăn không vệ sinh sạch sẽ là môi trường cho sinh vật gây bệnh sinh sôi.

Nguyên nhân gây bệnh là do các sinh vật như vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm men. Tùy vào loại mầm bệnh khác nhau mà mức độ nhiễm trùng đường ruột cũng khác nhau.

Trẻ em, người cao tuổi có hệ miễn dịch yếu nên là những đối tượng dễ bị nhiễm khuẩn đường ruột.

Nhiễm trùng đường ruột có nguy hiểm không? Cách điều trị? 1
Nguyên nhân gây bệnh là do các sinh vật như vi khuẩn, nấm men, ký sinh trùng

Nguyên nhân gây nhiễm trùng đường ruột

Sự xâm nhập, tấn công của các vi sinh vật, vi khuẩn vào hệ tiêu hóa là nguyên nhân gây ra nhiễm trùng đường ruột, cụ thể như sau:

Vi khuẩn 

Sự xâm nhập của vi khuẩn E. coli vào bên trong đường tiêu hóa, sau đó tiết ra các loại độc tố khiến người bệnh đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy ra máu. Vi khuẩn thông qua nguồn nước hay thực phẩm bẩn hoặc đường tiếp xúc giữa người với người sẽ lây lan và tấn công vào hệ tiêu hóa.

Vi khuẩn Salmonella tồn tại trong thịt gia cầm còn sống, trong trứng sống hay xuất hiện trong nước chưa đun sôi. Vi khuẩn cũng có thể tồn tại trên các bề mặt như tay vịn cầu thang, bề mặt cửa,... và tiếp xúc với cơ thể khi con người chạm vào.

Virus  

Norovirus thường xuất hiện trong các thực phẩm bẩn, ôi thiu và có thể lây lan từ người sang người nếu chúng ta tiếp xúc trực tiếp.

Riêng bệnh nhiễm trùng tiêu hóa ở trẻ lại do Rotavirus gây ra. Đây là loại virus dễ lây lan cũng thông qua đường tiếp xúc. Triệu chứng của bệnh là tiêu chảy cấp và nguy cơ trẻ tử vong rất cao nếu trẻ không được cấp cứu và điều trị kịp thời.

Nấm men, ký sinh trùng 

Nhiễm trùng đường ruột, đặc biệt là ở trẻ em dưới 5 tuổi, là do ký sinh trùng Giardia gây ra. Ký sinh trùng Cryptosporidium gây nguy hiểm đến cả hệ hô hấp, đường ruột, dẫn đến sức đề kháng và hệ thống miễn dịch của người bệnh ngày càng suy giảm, gây tiêu chảy kéo dài.

Triệu chứng của bệnh nhiễm trùng đường ruột

Để xác định nhiễm trùng đường ruột có nguy hiểm không, bạn hãy tìm hiểu các triệu chứng mà bệnh gây ra. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà các triệu chứng nhiễm trùng đường ruột sẽ khác nhau. Trong đó, một số dấu hiệu thường gặp gồm:

Nhiễm trùng đường ruột có nguy hiểm không? Cách điều trị? 2
Đau bụng là một trong số các triệu chứng phổ biến của nhiễm trùng đường ruột

Nhiễm trùng đường ruột có nguy hiểm không? Khi nào cần gặp bác sĩ?

Vậy, khi bị nhiễm trùng đường ruột có nguy hiểm không? Nhìn chung, bệnh nhiễm trùng đường ruột không gây nguy hiểm đối với người trưởng thành khỏe mạnh và có thể tự khỏi sau một thời gian. Tuy nhiên, đối tượng người cao tuổi và trẻ nhỏ có nguy cơ bị bệnh kéo dài đồng thời gặp nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị sớm. 

Đặc biệt, nếu gặp triệu chứng như tiêu chảy kéo dài, người bệnh phải được điều trị khẩn cấp để tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm như:

  • Hội chứng ruột kích thích;
  • Xuất huyết đường ruột gây mất máu, nhiễm trùng;
  • Viêm loét đại trực tràng;
  • Biến chứng nặng là làm hoại tử ruột, phần ruột bị hỏng cần cắt bỏ;
  • Tiêu chảy cấp, gây mất nước, nguy cơ tử vong cao.

Nếu nhận thấy những triệu chứng nghiêm trọng sau, người bệnh cần đi khám ngay:

  • Sốt;
  • Đau bụng dữ dội;
  • Trong phân xuất hiện máu hoặc chất nhầy;
  • Tiêu chảy hơn 2 – 3 ngày;
  • Xuất hiện dấu hiệu mất nước.

Tiếp đó, dựa vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng do bệnh gây ra, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Một số biện pháp hỗ trợ được áp dụng phổ biến bên cạnh phác đồ điều trị nhiễm trùng đường ruột của bác sĩ bao gồm:

  • Bù nước là biện pháp hỗ trợ điều trị rất quan trọng tại nhà. Để có thể tự bù nước và điện giải đã mất do tiêu chảy và nôn mửa, người bệnh dùng các dung dịch như Oresol được pha đúng tỷ lệ, nước cháo, nước dừa,… Với trẻ sơ sinh uống sữa mẹ hoặc sữa công thức, mẹ nên cho trẻ uống bù nước trong 12 giờ đầu, sau đó cho trẻ uống sữa như bình thường với số lượng ít hơn nhưng số lần nhiều hơn.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ để cơ thể nhanh phục hồi hơn.
  • Chia nhỏ các bữa ăn và ăn thực phẩm dễ tiêu hóa như bánh quy giòn, bánh mì, chuối hoặc cơm.
  • Với trường hợp điều trị nhiễm trùng đường ruột do vi khuẩn, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh sử dụng một số loại thuốc kháng sinh như: Cotrimoxazol, kháng sinh nhóm imidazole,...
Nhiễm trùng đường ruột có nguy hiểm không? Cách điều trị? 4
Uống nước đã được đun sôi là điều cần thiết để tránh mất nước

Phòng ngừa bị nhiễm trùng đường ruột

Để phòng ngừa nhiễm trùng đường ruột, tránh lây nhiễm bệnh ra cộng đồng, cần thực hiện các biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo phân loại và xử lý rác thải như sau:

  • Sau khi đi vệ sinh hoặc chạm vào vật nuôi, cần rửa tay sạch.
  • Rửa tay trước và sau khi tiếp xúc với thực phẩm.
  • Tránh ăn thịt hoặc trứng chưa được nấu chín, không đảm bảo vệ sinh.
  • Uống nước đã được đun sôi.
  • Không nên chuẩn bị thức ăn cho người khác nếu cơ thể có dấu hiệu nhiễm trùng để tránh truyền bệnh.
  • Thường xuyên vệ sinh quần áo, ga trải giường, mền gối.
  • Vệ sinh sạch và khử trùng các bề mặt bị ô nhiễm như mặt bàn, điều khiển ti vi, tay nắm cửa, nhất là trong nhà vệ sinh,…
  • Thịt sống, thịt gia cầm, hải sản và trứng cần được tách ra khỏi các loại thực phẩm đã chế biến.
  • Tránh ăn đồ ăn ở vỉa hè và ở các hàng quán không đảm bảo vệ sinh.
  • Tránh ăn trái cây gọt vỏ, salad tươi, sữa hoặc các sản phẩm từ sữa chưa được tiệt trùng, không đảm bảo vệ sinh.
  • Phải tập trung chất thải của vật nuôi, gia cầm, gia súc ở những khu cách ly với nơi sinh sống, để tránh vi khuẩn phát tán, gây nhiễm trùng đường ruột.
Nhiễm trùng đường ruột có nguy hiểm không? Cách điều trị? 3
Phải rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, chế biến thức ăn và sau khi đi vệ sinh

Ngoài ra, khi đến những nơi không đảm bảo vệ sinh nguồn nước và thực phẩm, nên lưu ý những điều sau nhằm tránh nguy cơ bị nhiễm trùng đường ruột:

  • Chỉ uống nước đóng chai và nước đã đun sôi;
  • Tránh dùng thức uống có đá;
  • Ăn thực phẩm đã được nấu chín, còn nóng;
  • Tránh ăn thực phẩm tươi sống hoặc tái đặc biệt là thịt, hải sản;
  • Chỉ ăn ở những nơi đảm bảo an toàn vệ sinh.

Bài viết trên đây đã tổng hợp tất cả thông tin quan trọng liên quan đến tình trạng nhiễm trùng đường ruột. Như vậy, bạn đã có thể trả lời cho câu hỏi "Nhiễm trùng đường ruột có nguy hiểm không?" và từ đó chủ động theo dõi, phát hiện bệnh từ sớm.

Xem thêm: Nhiễm khuẩn đường ruột ở người lớn, nhận biết như thế nào?

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin