Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Những điều bạn cần biết về hội chứng đau tiền đình

Ngày 28/03/2018
Kích thước chữ

Hiểu biết về tiền đình cũng như các cơn đau tiền đình là cách nhanh nhất để điều trị bệnh đau tiền đình hiệu quả.

Hiểu biết về tiền đình cũng như các cơn đau tiền đình là cách nhanh nhất để điều trị bệnh đau tiền đình hiệu quả.

1. Tiền đình nằm ở đâu?

Tiền đình là một hệ thống thuộc thần kinh của chúng ta nằm ở phía sau ốc tai. Nó có vai trò quan trọng trong việc duy trì tư thế, dáng bộ, phối hợp cử động của mắt, đầu và thân mình. Dây thần kinh số 8 chính là đường truyền dẫn thông tin, điều khiển tới hệ thống tiền đình, hỗ trợ giữ thăng bằng cho cơ thể. Khi chúng ta di chuyển,cúi, xoay…hệ thống tiền đình sẽ nghiêng, lắc theo để giữ thăng bằng cho cơ thể.

Khi dây thần kinh số 8 bị tổn thương do nhiều nguyên nhân khác nhau, khiến thông tin dẫn truyền bị sai lệch. Từ đó, làm cho cơ thể chúng ta mất thăng bằng, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, buồn nôn… Đó chính là hiện tượng rối loạn tiền đình.

Ngoài ra, các động mạch nuôi dưỡng não bộ do nhiều nguyên nhân mà tắc nghẽn hay thiếu máu cũng làm cho hệ thống tiền đình tiếp nhận thông tin chậm hoặc sai lệch từ não bộ, gây ra hội chứng đau tiền đình.

Những điều bạn cần biết về hội chứng đau tiền đình

Nhân viên văn phòng là đối tượng dễ bị bệnh rối loạn tiền đình vì phải tiếp xúc lâu với máy tính, công việc stress

2. Ai dễ mắc hội chứng đau tiền đình?

Ngày nay, hội chứng đau tiền đình đang ngày càng gia tăng ở nhiều lứa tuổi, nhiều ngành nghề khác nhau gây ra các ảnh hưởng nghiệm trọng đến chất lượng cuộc sống. Đau tiền đình thường gặp ở các đối tượng:

-Người phải chịu áp lực công việc lớn, ngồi lâu trước máy tính như nhân viên văn phòng, người lao động trí óc, học sinh và sinh viên.

-Người bị thiếu máu bao gồm người thiểu năng tuần hoàn não, phụ nữ sau sinh, phụ nữ tiền mãn kinh hay thiếu máu sau chấn thương,…

-Người có nồng độ cholesterol trong máu cao chẳng hạn bệnh nhân máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch.

-Người bị mắc các bệnh về thần kinh bao gồm viêm dây thần kinh, u dây thần kinh, viêm tai giữa, mắt và bệnh tâm thần…

-Người bị huyết áp thấp và cao.

-Người hay uống nhiều bia, rượu; hoặc bị nhiễm độc thuốc hoặc hóa chất.

-Người bị tổn thương hệ xương như viêm khớp, thoái hóa cột sống và thoát vị đĩa đệm.

-Người già, các cơ quan bị suy yếu, lão hóa.

-Người quan hệ tình dục không đều đặn.

3. Biện pháp đối phó với tình trạng đau tiền đình?

Phòng ngừa khi tiếp xúc với nguy cơ hoặc thay đổi tư thế:

Người dễ bị bệnh rối loạn tiền đình thường phải dùng thuốc phòng ngừa trước khi đi tàu xe. Nên tránh tập trung khi thấy cơ thể có các biểu hiện của bệnh bằng cách chú ý vào một việc khác như nghe nhạc, ngủ, kể chuyện vui...Ngoài ra, bạn nên có những biện pháp tự kỷ ám thị để giúp tránh xuất hiện các cơn như dán cao, bôi dầu, ngửi mùi chanh… Trước khi đi tàu xe chỉ ăn nhẹ, không ăn nhiều chất nặng mùi hay ăn quá no. Khi không thể tự kiềm chế được nữa, phải biết xử lý tốt cơn chóng mặt đau tiền đình cấp tránh tai nạn cho bệnh nhân.

Những điều bạn cần biết về hội chứng đau tiền đình

Biện pháp tự kỉ ám thị như nghe nhạc để giúp cơ thể quên đi cơn đau tiền đình

Những biện pháp điều trị cơn đau tiền đình khác bao gồm:

-Tránh chọn các công việc liên quan đến độ cao hoặc máy móc ồn…

-Phải ngưng ngay việc điều khiển các phương tiện có động cơ hay những công việc nguy hiểm khi thấy lên cơn.

-Có thể dùng thuốc chống nôn để cắt cơn.

-Loại bỏ ngay các dụng cụ để chứa chất nôn, vì có thể là yếu tố gây kích thích nôn tiếp.

-Nên cho người bệnh ngồi ở vị trí chắc chắn và thoáng khí, tránh di chuyển vì rất dễ ngã bị mất thăng bằng, gây chấn thương.

-Sau cơn có thể cho uống thêm ít nước đường hay khoáng chất.

-Khi cơn nặng kéo dài, nhất là những trường hợp do nguyên nhân bệnh của tai mũi họng hay não thì bạn cần nhập viện để được điều trị tích cực hơn.

Nắm vững kiến thức về hội chứng đau tiền đình cũng như biện pháp đối phó với nó khi lên cơn sẽ giúp bạn giảm thiểu tối đa việc gặp những chấn thương hay biến chứng không đáng có do bệnh.

Thanh Hoa

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin