Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Những điều cần biết về thóp trẻ sơ sinh

Ngày 30/09/2022
Kích thước chữ

Thóp trẻ sơ sinh là bộ phận khá đặc biệt mà người lớn, đặc biệt là các bậc phụ huynh cần hết sức chú ý. Để hiểu hơn về thóp trẻ sơ sinh, bạn không nên bỏ qua bài viết sau nhé.

Thóp trẻ sơ sinh được phân chia thành 2 phần gồm có thóp trước và thóp sau. Dù chỉ là một bộ phận nhỏ nhưng vai trò và tầm quan trọng của phần thóp này rất lớn, ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của con trẻ, đây cũng là bộ phận phản ánh tình trạng sức khỏe của con. 

Tìm hiểu về thóp trẻ sơ sinh

Thóp trẻ sơ sinh hay còn có tên gọi khác là “cửa đình đầu”, đây là nơi mà phần xương đỉnh đầu của trẻ chưa khép lại hoàn toàn nên để lộ phần gọi là thóp, thường chỉ xuất hiện ở trẻ sơ sinh. 

Thóp thường có 2 phần là “thóp trước” và “thóp sau” với phần thóp trước chính là phần bị hở ra giữa xương đỉnh đầu và xương trán còn thóp sau là khe hở có hình tam giác tạo bởi xương đỉnh và xương chẩm trên đầu trẻ. 

Những điều cần biết về thóp trẻ sơ sinh 1

Thóp trẻ sơ sinh gồm 2 phần là thóp trước và thóp sau

Đặc điểm nổi bật của phần thóp trước là thay đổi liên tục trong quá trình bé lớn lên và phát triển. Cụ thể là sau sinh ngày đầu tiên, phần thóp này đã thay đổi kích thước từ 0,6 - 3,6 cm, tương đương trung bình là 2,1 cm, một con số không nhỏ chứng minh sự tiến triển nhanh chóng của bộ phận này. Thóp trẻ sơ sinh đủ tháng hay sinh non gần đủ tháng dường như không có nhiều sự khác biệt, về kích thước và đặc điểm khá tương tự nhau. 

Thóp trẻ sơ sinh ở thóp sau thường khá nhỏ, có hình dạng gần như đã khép lại, kích thước thường chỉ bằng đầu ngón tay người lớn. Phần thóp sau cũng đóng rất sớm và nhanh, thời gian trung bình là sau sinh 4 tháng sẽ khép kín hoàn toàn. 

Khi bạn không còn sờ thấy phần thóp trẻ sơ sinh nữa có nghĩa là thóp đã đóng lại thông thường là khi trẻ sinh được 14 tháng thì thóp đóng hoàn toàn và hoàn thiện. 

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, sau sinh tháng đầu tiên, thóp trẻ sơ sinh có độ khép rơi vào khoảng 1% nhưng đến tháng thức 12 thì tỷ lệ này đã tăng lên khoảng 38.8% và đến khoảng 24 tháng sau sinh, thóp sẽ đóng đạt đến 96%. 

Thóp trẻ sơ sinh có chức năng gì? 

Khi tìm hiểu về thóp trẻ sơ sinh, chắc hẳn nhiều người cũng thắc mắc tại sao phần thóp của bé lại như vậy, vì sao không khép kín khi đang mang bầu mà sau khi ra đời 14 - 24 tháng mới đóng lại hoàn toàn, cũng như chức năng là thóp đảm nhận là gì? Để giải đáp thắc mắc này, một số chức năng chính của thóp trẻ sơ sinh như: 

  • Hệ thống 2 thóp trước và sau làm nhiệm vụ vô cùng quan trọng, kết hợp với những đường nối dài giữa các xương trong hộp sọ có độ đàn hồi tạo thành lớp bảo vệ cho bộ não non nớt của trẻ trước áp lực và áp suất bên ngoài tác động lên, nhất là khi sinh, đầu bé bị ép chặt lại để ra khỏi cơ thể người mẹ. Đây cũng là lý giải vì sao thóp trẻ sơ sinh không khép sớm hơn khi còn đang là thai nhi. 
  • Chức năng thức 2 của thóp trẻ sơ sinh là có độ đàn hồi, tạo khoảng hở để bé không bị đau đớn trong quá trình mang thai hoặc sinh nở, tránh trường hợp xuất huyết não, chảy máu trong mắt hoặc trong màng xương vô cùng nguy hiểm. 
  • Khi ở giai đoạn đầu đời, trẻ em có xu hướng té ngã, bị thương khá nhiều, đặc biệt là trong quá trình tập đi, đứng, chạy, nhảy,... hay tính tò mò khám phá xung quanh. Việc có thóp trẻ sơ sinh sẽ giúp cho não trẻ và hộp sọ được nâng đỡ, phòng trường hợp té ngã gây chấn thương trực tiếp lên hộp sọ còn mềm, yếu ớt của bé. 

Những điều cần biết về thóp trẻ sơ sinh 2

Thóp giúp bảo vệ não trẻ trong những tháng đầu đời

Một số vấn đề thường gặp với thóp trẻ sơ sinh

Thóp trẻ sơ sinh phập phồng 

Tình trạng thóp trẻ sơ sinh phập phồng không phải hiện tượng hiếm gặp, thậm chí còn rất phổ biến ở trẻ sơ sinh. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể là: 

  • Phần thóp trước hoặc thóp sau chưa được khép kín, chưa liên kết với xương chặt chẽ dẫn đến hiện tượng phập phồng.
  • Phần thóp trẻ sơ sinh thường có cấu tạo 3 lớp, giữa những lớp còn có chất dịch não giúp giảm ảnh hưởng khi va chạm và bảo vệ não tốt hơn nên rất có thể chính lớp chất dịch này khiến bạn cảm thấy như phần thóp của trẻ phập phồng.
  • Trường hợp cuối cùng khiến thóp trẻ sơ sinh phập phồng là do bẩm sinh, trẻ đã có thóp rộng. Việc này khá quan trọng, cha mẹ cần chú ý đến con vì có thể sẽ dẫn đến một số bệnh lý như còi xương, xuất huyết màng não,... 

Thóp trẻ sơ sinh bị lõm 

Trường hợp thóp bé bị lõm có thể là do tình trạng mất nước cấp tính dẫn đến phần dịch không đủ, làm thóp bị lõm vào. Nguyên nhân chính khiến bé mất nước có thể là do tiêu chảy kéo dài, sốt cao, đổ mồ hôi quá nhiều,... mà không bổ sung nước đủ, kịp thời.

Khi trẻ bị mất nước cũng dẫn đến nguy cơ suy dinh dưỡng hoặc sụt cân nhanh chóng nên cha mẹ cần chú ý bổ sung nước, dinh dưỡng đầy đủ cho bé theo khuyến cáo. 

Thóp bé sơ sinh lớn 

Kích thước thóp trẻ sơ sinh lớn hơn thông thường có thể chỉ xuất hiện khi trẻ mới sinh ra, sau đó có thể sẽ biến mất tình trạng này. Kích thước lớn nhất mà phần thóp của bé đạt được là tầm 3 - 5 cm, Tuy nhiên nếu thóp trẻ sơ sinh quá lớn, cha mẹ nên để ý vì con có thể bị còi xương cũng như hoạt động của não bộ cũng bị ảnh hưởng, khả năng tràn dịch não tăng cao, não úng thủy,... 

Những điều cần biết về thóp trẻ sơ sinh 3

Thóp quá lớn dẫn đến nguy cơ tràn dịch màng não ở trẻ em

Phần thóp quá nhỏ 

Thóp trẻ sơ sinh quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt. Việc kích thước thóp bé có thể dẫn đến nguy cơ làm thu hẹp chỏm đầu so với bình thường, dẫn đến sự phát triển kém toàn diện của não bộ. Khi nhận thấy trẻ có dấu hiệu thóp trẻ sơ sinh nhỏ, cha mẹ cần kiểm tra sức khỏe của con thường xuyên để hạn chế tối đa trường hợp không mong muốn cũng như kịp thời phát hiện ra vấn đề ở não bộ. 

Thóp trẻ sơ sinh là chủ đề mà rất nhiều ông bố, bà mẹ quan tâm. Hy vọng qua những chia sẻ trên đây đã giúp các bậc phụ huynh hiểu hơn để từ đó có cách nuôi dưỡng, chăm sóc con đúng cách, đảm bảo sự phát triển toàn diện ở trẻ sau này. Nếu nhận thấy bất cứ dấu hiệu nào có vấn đề về thóp trẻ sơ sinh, bạn cần đưa bé đến bệnh viện kiểm tra và lắng nghe tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa nhé.

Hồng Nhung

Nguồn tham khảo: Tổng hợp 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm