Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Những điều cần biết về vacxin ung thư cổ tử cung

Ngày 01/10/2019
Kích thước chữ

Chích ngừa vacxin ung thư cổ tử cung là mối quan tâm hàng đầu của nhiều chị em trong độ tuổi dưới 26. Hiện nay, ung thư cổ tử cung là căn bệnh ung thư nguy hiểm phổ biến thứ hai (sau ung thư vú) ở phụ nữ. Cùng với việc khám và tầm soát định kỳ, tiêm vắc xin là cách phòng ngừa ung thư cổ tử cung hiệu quả nhất.

Chị em đã biết gì về vacxin ung thư cổ tử cung?

Vì sao cần chích ngừa vacxin ung thư cổ tử cung?

Ung thư cổ tử cung là bệnh xuất hiện ở phần nối giữa tử cung và âm đạo của phụ nữ, tại đây hình thành một khối u lớn, phát triển một cách nhanh chóng và khó kiểm soát. Qua nhiều nghiên cứu chỉ ra, có hơn 99% các trường hợp ung thư cổ tử cung đều xuất hiện nhóm HPV nguy cơ cao (HPV - Human Papilloma Virus, một loại virus gây u nhú ở người). 

Như vậy, nguyên nhân chính của căn bệnh này là do virus HPV gây nên.

Phát hiện bệnh càng muộn thì khả năng chữa khỏi càng thấp. Khi bệnh chuyển sang giai đoạn IV, tế bào ung thư di căn ra ngoài vùng chậu, đến các bộ phận gần đó như bàng quang, trực tràng, hoặc có thể xâm lấn các cơ quan xa như phổi, gan, xương…

Lúc này, việc điều trị trở nên phức tạp, chi phí tốn kém, thời gian sống giảm đi, khả năng khỏi bệnh rất thấp, đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh. Theo thống kê, mỗi ngày tại Việt Nam có thêm 14 ca bệnh mới và 7 phụ nữ tử vong do ung thư cổ tử cung (theo thống kê của HPV Information Centre).

Bệnh thường xảy ra với phụ nữ trong độ tuổi 40 - 60, nhưng virus HPV có thể đã tồn tại âm thầm trong cơ thể từ hàng chục năm trước đó. 

Những điều cần biết về vacxin ung thư cổ tử cung 1Phụ nữ trong độ tuổi 40 - 60 có nguy cơ cao bị ung thư cổ tử cung

Do đó, chị em từ 9 - 26 tuổi nên chủ động tiêm vacxin ngừa ung thư cổ tử cung để phòng bệnh ngay từ sớm. Tiêm ngừa ung thư cổ tử cung giúp cơ thể tạo ra kháng thể chống lại việc nhiễm một số chủng loại HPV phổ biến, cụ thể là 2 chủng HPV 16 và 18. 

Do HPV chủ yếu lây truyền qua đường tình dục nên chị em chủ động tiêm ngừa trước khi quan hệ tình dục lần đầu tiên sẽ đạt hiệu quả tối đa.

Những điều cần biết về vacxin ung thư cổ tử cung

Vacxin ung thư cổ tử cung là gì?

Vacxin ung thư cổ tử cung hay vacxin phòng HPV. Đây là loại vacxin giúp phòng bệnh ung thư cổ tử cung và u nhú bộ phận sinh dục, sùi mào gà do Human Papillomavirus (HPV) gây ra.

Những điều cần biết về vacxin ung thư cổ tử cung 2Vacxin phòng HPV là loại vacxin giúp phòng bệnh ung thư cổ tử cung và u nhú bộ phận sinh dục, sùi mào gà do Human Papillomavirus (HPV) gây ra

Vacxin ung thư cổ tử cung được đánh giá là an toàn và đem lại hiệu quả cao trong việc bảo vệ phụ nữ tránh khỏi những căn bệnh liên quan tới virus HPV typ 16 và 18 - Hai tuýp chủ yếu gây ung thư cổ tử cung. 

Vacxin ung thư cổ tử cung có cần xét nghiệm không?

Tiêm vacxin ung thư cổ tử cung không cần xét nghiệm trước tiêm nhưng phải khám sàng lọc lúc tiêm để kiểm tra tình trạng sức khỏe phù hợp để tiêm lúc đó.

Chị em đang nằm trong độ tuổi 9 - 26, không mang thai, không dị ứng với thành phần nào của vacxin, không mắc các bệnh cấp tính… đều đủ điều kiện tiêm vắc xin này.

Bị nhiễm HPV rồi có tiêm phòng được không?

Vacxin ung thư cổ tử cung vẫn có tác dụng khi tiêm cho những người đã từng quan hệ tình dục, thậm chí đã từng nhiễm virus HPV. Bởi thực tế, virus HPV rất dễ tái nhiễm. Tức là sau khi cơ thể chị em đào thải virus rồi vẫn có thể nhiễm lại chúng một lần nữa. 

Miễn dịch tự nhiên của cơ thể chúng ta không đủ để phòng được tái nhiễm, nhưng vacxin ngừa ung thư cổ tử cung lại có thể làm được điều này. Bên cạnh đó, HPV cũng có nhiều type khác nhau. Việc chị em đã từng bị nhiễm một type HPV nào trước đây thì vẫn nên tiêm phòng vắc xin để có thể được bảo vệ tránh lây nhiễm những type HPV khác.

Cần làm gì sau khi tiêm vacxin ung thư cổ tử cung?

Sau khi đã tiêm phòng đầy đủ các mũi vacxin ung thư cổ tử cung, phòng nguy cơ mắc bệnh, chị em nên sử dụng các biện pháp bảo vệ như:

Giữ gìn vệ sinh vùng kín, tránh tình trạng ẩm ướt tạo điều kiện cho nấm mốc, viêm nhiễm. Thay băng vệ sinh mỗi 4 tiếng 1 lần vào ngày kinh nguyệt và vệ sinh sạch sẽ, hạn chế hoạt động quan hệ tình dục tránh vi khuẩn có điều kiện xâm nhập.

Những điều cần biết về vacxin ung thư cổ tử cung 3Sau khi tiêm vacxin chị em nên xin ý kiến bác sĩ về chế độ sinh hoạt, vệ sinh cơ thể mình sạch sẽ nhé

Ngoài ra, đời sống tinh thần là một yếu tố quan trọng chị em phụ nữ cần chú ý. Giữ cho trạng thái vui vẻ, giảm thiểu tình trạng căng thẳng, tránh hút thuốc lá và lạm dụng các chất kích thích như rượu bia, xây dựng chế độ ăn uống hợp lý giàu chất dinh dưỡng cho cơ thể, luyện tập thể dục thể thao giúp cơ thể khỏe mạnh.

Khi chị em đã có gia đình từ 21 tuổi trở lên hoặc đã có hoạt động tình dục thì cần thăm khám định kỳ hằng năm, xét nghiệm tế bào học và HPV nhằm phát hiện kịp thời các bệnh lý về phụ khoa cũng như ung thư cổ tử cung.

Theo khuyến cáo của bộ y tế, tất cả nữ giới nằm trong độ từ 9 tới 26 tuổi đều nên đi tiêm vacxin ung thư cổ tử cung (HPV) càng sớm càng tốt. Có thể tiêm vacxin phòng HPV cho cả những người đã quan hệ tình dục hay thậm chí đã từng nhiễm virus HPV để phòng ngừa tối đa nguy cơ mắc bệnh.

Thanh Hoa

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm