Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Những hình ảnh virus viêm não Nhật Bản

Ngày 11/07/2018
Kích thước chữ

Hầu hết các bậc cha mẹ đều không biết viêm não Nhật Bản nguy hiểm thế nào và không nắm được những hình ảnh virus viêm não Nhật Bản.

Hầu hết các bậc cha mẹ đều không biết viêm não Nhật Bản nguy hiểm thế nào và không nắm được những hình ảnh virus viêm não Nhật Bản.

1. Thế nào là virus viêm não Nhật Bản?

Bệnh viêm não Nhật Bản là gì? Có thể hiểu về căn bệnh này qua những hình ảnh virus viêm não Nhật Bản được mô tả như sau:

Virus viêm não Nhật Bản thuộc Virus Arbo nhóm B, họ Togaviridae thuộc giống Flavivirus. Chúng có kích thước vào khoảng 15-22-50 nanomet, có ARN. Virut phát triển ở tế bào phôi gà và tổ chức nuôi cấy. Virut không chịu nhiệt, chúng bị bất hoạt ở 56°C trong 30 phút; ở 70°C trong 10 phút, còn 100°C trong 2 phút. Trong trạng thái đông lạnh virut có thể tồn tại trong vài năm. Dưới tác dụng của axeton, cồn và ête virus chết sau 3 ngày. Dung dịch Lysol 5% diệt virut trong 1 phút. Một số động vật có mẫn cảm với virus viêm não Nhật Bản là: Khỉ, chuột bạch và một số loài chuột đồng, một số loại muỗi và nhiều loài chim. 

Hình ảnh virus viêm não Nhật Bản

Những hình ảnh virus viêm não Nhật Bản 1

Hình ảnh virus viêm não Nhật Bản

2. Con đường lây truyền virus viêm não Nhật Bản

Con đường lây truyền chính

Là qua đường máu, qua trung gian truyền bệnh là muỗi Culex.

Những hình ảnh virus viêm não Nhật Bản 2

Muỗi Culex là trung gian chính gây bệnh viêm não Nhật Bản

Trong thiên nhiên vi rút được truyền từ các vật chủ với nhau và sang người nhờ muỗi giống Culex (các chủng  C. tritaeniorhynchus, C.pipiens, C. bitaeniorhynchus..) là chủ yếu. Không chỉ thế, cả giống Aedes (chủng A. togoi, A. Japonicus), có tài liệu nói cả đến Anopheless maculipennis cũng có khả năng truyền bệnh.

Ở Việt Nam, loại muỗi Culex tritaeniorhynchus sinh sản mạnh vào mùa hè (nhất là từ tháng 3 đến tháng 7), hoạt động mạnh vào buổi chập tối. Loại muỗi này có mật độ cao ở vùng đồng bằng và trung du, nó là trung gian truyền bệnh chủ yếu bệnh viêm não Nhật Bản ở nước ta.

Cơ thể cảm thụ, tính chất miễn dịch

Sức thụ bệnh cao với trẻ em dưới 10 tuổi. Người lớn tỷ lệ có kháng thể cao do vậy ít mắc bệnh hơn.

Tỷ lệ người mắc bệnh viêm não Nhật Bản vùng đồng bằng thường cao hơn vùng rừng núi, còn ở nông thôn cao hơn thành phố. Sau khi bị bệnh sẽ để lại miễn dịch chắc chắn và vững bền.

3. Triệu chứng hình ảnh virus viêm não Nhật bản

Sau khi nắm rõ hình ảnh virus viêm não Nhật Bản, chúng ta phải hiểu tới triệu chứng bệnh. Sau thời gian bệnh viêm não Nhật Bản ủ từ 5 tới 15 ngày, bệnh sẽ xuất hiện theo 3 giai đoạn cụ thể:

- Giai đoạn khởi phát: khoảng từ 1 đến 6 ngày. Bệnh nhân có sốt đột ngột, thường kèm theo ớn lạnh, mệt mỏi, li bì, đau đầu, buồn nôn và nôn.

Những hình ảnh virus viêm não Nhật Bản 3

Giai đoạn khởi phát người bệnh biểu hiện sốt, mệt mỏi, nằm li bì

- Giai đoạn toàn phát: Tiếp tục sốt cao 38°C- 40°C, kéo dài; có biểu hiện của viêm màng não (đau đầu, cứng gáy, nôn và buồn nôn, táo bón); biểu hiện rối loạn ý thức (kích thích vật vã hoặc li bì, u ám, có thể đi vào hôn mê); biểu hiện tổn thương thần kinh trung ương khu trú (co giật, run giật tự nhiên ở ngón tay, lưỡi, mi mắt hoặc toàn thân, liệt cứng); kèm theo rối loạn thần kinh thực vật. Tỷ lệ tử vong từ 0,3% - 60% tuỳ theo việc phát hiện bệnh sớm hay muộn, trình độ kỹ thuật hồi sức cấp cứu chống phù não, suy hô hấp, trụy tim mạch và chống bội nhiễm vi khuẩn

- Giai đoạn hồi phục: Nếu qua khỏi, bệnh nhân có thể hồi phục hoàn toàn. Một số trường hợp nặng có thể để lại di chứng liệt cứng ở chi trên hoặc chi dưới, liệt mặt và/hoặc di chứng rối loạn tinh thần, mất ổn định về tình cảm, thay đổi cá tính, chậm phát triển trí tuệ.

Từ những kiến thức từ hình ảnh virus viêm não Nhật bản cùng chi tiết từng giai đoạn bệnh viêm não Nhật Bản trên, cha mẹ sẽ trang bị cho mình các kiến thức phòng tránh mắc bệnh hiệu quả cho con.

Thanh Hoa

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm