Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Những lưu ý và các thực phẩm phù hợp trong chế độ ăn dặm BLW

Ngày 14/05/2022
Kích thước chữ

Mặc dù chúng ta nên thay đổi và đan xen nhiều loại thức ăn khác nhau trong chế độ ăn BLW nhưng không phải thực phẩm chúng ta cũng có thể cho bé ăn.

Chế độ BLW được biết đến là chế độ thuận tiện cho những bà mẹ bận rộn. Chúng ta thường cho trẻ ăn theo khái niệm “Cha mẹ ăn gì con ăn nấy”. Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý rằng có những thực phẩm mà chúng ta có thể đưa vào và có những thực phẩm chúng ta phải tránh. Bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn thông tin về thực phẩm nên và không nên đưa vào chế độ BLW.

Thực phẩm nào nên đưa vào chế độ BLW?

Nhìn chung, những thức ăn mềm luôn được ưu tiên hàng đầu, nhưng cần đủ chắc để trẻ có thể cầm. Các thực phẩm chúng ta nên đưa vào chế độ bao gồm:

  • Trái cây chín mềm, cắt thành miếng, chẳng hạn như chuối, lê, bơ, kiwi và xoài.
  • Các loại rau củ nướng hoặc hấp, chẳng hạn như khoai lang, cà rốt và bí.
  • Thịt xay hoặc các dải thịt mềm, xé nhỏ.

Bên cạnh đó, bạn có thể thêm các thực phẩm xay nhuyễn cho trẻ ăn. Thức ăn mềm như bột yến mạch, nước sốt táo, và sữa chua nguyên chất béo ngậy hoặc sữa chua Hy Lạp là những thức ăn dặm tuyệt vời dành cho trẻ.

Những thức ăn mềm luôn được ưu tiên hàng đầu trong chế độ BLW 1 Những thức ăn mềm luôn được ưu tiên hàng đầu trong chế độ BLW

Thực phẩm nào không nên đưa vào chế độ BLW?

Tuy nhiên, có những thực phẩm mà bạn nên tránh đưa vào chế độ BLW. Các thực phẩm nên tránh chủ yếu là các thực phẩm gây nghẹn:

  • Thực phẩm cứng, tròn, chẳng hạn như quả mọng và nho nguyên quả.
  • Thực phẩm cứng, giòn như bánh ngô hoặc ngô chiên, bỏng ngô, các loại hạt.
  • Rau sống, cứng như cà rốt.
  • Bơ đậu phộng, do bơ quá dính và trẻ khó có thể xử lý một cách an toàn.

Dẫu vậy, một số thực phẩm kể trên - rau xanh và hoa quả - vẫn có thể đưa vào chế độ nếu bạn chế biến theo cách dễ ăn với trẻ. Chẳng hạn như làm mềm nho và việt quất, bỏ hột nho,...

Trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi cũng không bao giờ được ăn một số loại thực phẩm như:

  • Mật ong, do có nguy cơ trẻ sẽ bị ngộ độc.
  • Sữa bò nguyên chất, nguy cơ chảy máu đường tiêu hóa và gây dị ứng thực phẩm. Tuy nhiên, chúng ta có thể để trẻ ăn các thực phẩm phác có chứa một lượng nhỏ sữa bò, như sữa chua và pho-mát.
Rau xanh và hoa quả cứng vẫn có thể đưa vào chế độ nếu bạn chế biến theo cách dễ ăn với trẻ 2 Rau xanh và hoa quả cứng vẫn có thể đưa vào chế độ nếu bạn chế biến theo cách dễ ăn với trẻ

Khi nào nên cho trẻ tiếp xúc với thực phẩm dễ gây dị ứng?

Bơ đậu phộng có thể là chất gây dị ứng, bên cạnh sữa bò. Do đó, đối với trẻ dưới 1 tuổi, bạn nên nghe theo tư vấn của bác sĩ. Dẫu vậy, nhìn chung, bạn có thể kết hợp một chút để trẻ làm quen và lắng nghe xem trẻ có dị ứng với những thực phẩm đó hay không.

Lưu ý khi cho trẻ ăn theo chế độ BLW

Không phải cứ để trẻ ngồi và tự xử đồ ăn mà chúng ta đưa thì được gọi là chế độ BLW. Chúng ta cần lưu ý những điều sau đây về chế độ này:

  • Trẻ phải luôn được ngồi thẳng lưng và được giám sát. Bạn cần để trẻ ngồi vững trước khi bắt đầu ăn. Bên cạnh đó, cha mẹ và người chăm sóc cũng nên hạn chế sự phân tâm, chẳng hạn như tránh bật TV khi ăn.
  • Để trẻ nôn trớ khi trẻ có dấu hiệu nôn. Mặc dù việc trẻ bị nôn trớ có thể khá đáng sợ, nhưng điều này thực sự là hoàn toàn bình thường. Đây được coi là một phần của việc em bé thực sự sử dụng các cơ miệng đúng cách và bảo vệ đường thở của mình.
  • Cha mẹ tham gia khóa học hô hấp nhân tạo cho trẻ sơ sinh. Khóa học này giúp bạn đảm bảo rằng bạn có thể xử trí các tình huống thường gặp khi trẻ bị mắc nghẹn hoặc nghẹt thở trong khi ăn.
Khi ăn, trẻ luôn phải ngồi thẳng lưng và có sự giám sát của cha mẹ 3 Khi ăn, trẻ luôn phải ngồi thẳng lưng và có sự giám sát của cha mẹ

Trên đây là những lưu ý và các thực phẩm phù hợp trong chế độ ăn dặm BLW. Như vậy, nhìn chung chúng ta có thể để trẻ ăn đa dạng và phong phú các loại thực phẩm, từ rau xanh đến chất đạm. Tuy nhiên, bạn cần chú ý quan sát xem bé dễ bị ứng với loại thực phẩm nào, hoặc không thích thực phẩm nào, để tránh hoặc bổ sung theo cách khác để kích thích trẻ ăn ngon miệng.

Tuyết Linh

Nguồn tham khảo: Cleveland Clinic

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.