Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Làm gì khi bé bị nôn trớ liên tục

Ngày 13/10/2020
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Nôn trớ hay còn gọi là nôn ói hoặc ọc sữa là một tình trạng phổ biến ở trẻ nhỏ, nhất là giai đoạn các bé còn đang bú sữa mẹ. Đó là việc thức ăn trong dạ dày trào ngược trở lại họng hoặc miệng, đôi khi bị tống ra khỏi miệng. Nguyên nhân của việc nôn trớ là do các van trong dạ dày hoạt động chưa đồng bộ, hệ thống tiêu hóa của trẻ còn non nớt và yếu ớt.

Tình trạng nôn trớ xảy ra có thể khiến trẻ lười bú mẹ, biếng ăn, từ đó dẫn đến những ảnh hưởng về sức khỏe của trẻ, đặc biệt là suy dinh dưỡng. Vì thế, bậc cha mẹ cần tìm ra nguyên nhân để có biện pháp xử lý hiệu quả, hãy cùng theo dõi bài viết sau để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề đó.

Hiện tượng và triệu chứng nôn trớ ở trẻ

Làm gì khi bé bị nôn trớ liên tục 1Nôn trớ là tình trạng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh

Nôn trớ là tình trạng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh trong giai đoạn bú sữa mẹ. Và nôn là hiện tượng các chất trong dạ dày bị đẩy ngược qua miệng do các tác động co thắt của các cơ thành bụng. Còn trớ được xem là hiện tượng các chất trào ngược dạ dày di chuyển qua hầu họng lên miệng do sự co bóp đơn thần của dạ dày mỗi khi bé rướn người hoặc thay đổi tư thể đột ngột.

Nôn trớ là hiện tượng ở trẻ sơ sinh thường xảy ra mỗi khi trẻ ăn no và hầu hết các bé thường mắc phải tình trạng này ở những tuần đầu sau sinh. Đây là một biểu hiện thường tự biến mất mà không cần điều trị. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ cần chú ý theo dõi trẻ vì đây có thể là một dấu hiệu bệnh lý nào đó cần sớm được điều trị để không dẫn đến biến chứng nghiêm trọng hơn.

Một số nguyên nhân như, tư thế bú chưa đúng khiến bé nuốt hơi nhiều làm bé bị đầy hơi. Hoặc bé bú quá nhiều và cũng có thể do loại sữa bé dùng không phù hợp. Vì vậy, bậc cha mẹ khi thấy trẻ gặp phải vấn đề này nên có sự trợ giúp từ các bác sĩ để thăm khám và kiểm tra chính xác nguyên nhân gây bệnh để có thể điều trị phù hợp, tránh gây hậu quả xấu.

Làm gì khi bé bị nôn trớ liên tục 2Loại sữa không phù hợp có thể khiến trẻ cảm thấy khó chịu và quấy khóc

Các triệu chứng của nôn trớ ở trẻ sơ sinh thường khiến cho trẻ cảm thấy khó chịu và thường xuyên quấy khóc, mệt mỏi. Cụ thể, nó được biểu hiện như sau:

  • Thức ăn trào ra ở cả mũi và miệng.
  • Trẻ khóc thét sau đó lịm đi do hít lại các dịch nôn ra gây khó thở.
  • Mũi và miệng có sữa và trẻ biếng ăn hoặc lười bú sữa.

Làm gì khi bé bị nôn trớ

Làm gì khi bé bị nôn trớ liên tục 3Một số phương pháp giảm nôn trớ ở trẻ

Khi trẻ đang bị nôn trớ sữa hay thức ăn ra ngoài, mẹ lấy khăn sạch lau miệng cho trẻ và quàng khăn vào cổ đề phòng trẻ nôn trớ tiếp. Cần nghiêng trẻ sang một bên để không làm trẻ bị sặc các chất nôn. Sau đó nhanh chóng làm sạch các chất nôn trong miệng, họng và mũi của trẻ, tốt nhất nên làm sạch miệng trước rồi tới mũi bằng cách quấn gạc vào ngón tay để thấm hết các chất nôn trong miệng và mũi trẻ.

Vỗ thật nhẹ vào hai bên lưng của trẻ nhằm trấn an trẻ, việc này còn có thể giúp trẻ ho bật ra ra nốt các chất nôn còn vướng lại trong hầu họng ra ngoài. Ngoài ra mẹ có thể sử dụng một số dung dịch uống giảm nôn trớ cho trẻ để giảm bớt kho chịu. Không quát mắng hay tỏ thái độ bực tức dễ làm trẻ mất bình tĩnh, quấy khóc và trớ nhiều hơn. Mẹ nên từ từ nhẹ nhàng nói chuyện với trẻ để quên đi việc nôn trớ, đồng thời vuốt ngực và lưng cho trẻ từ trên xuống.

Khi trẻ đã hết cơn nôn, mẹ hãy tiến hành vệ sinh cho trẻ bằng cách lau khô người trẻ bằng nước ấm và thay đồ sạch cho trẻ nếu có dính chất nôn, sau đó nên giúp trẻ ngủ để lấy lại sức. Tuyệt đối không nên tự ý dùng thuốc để cắt đứt cơn nôn ói của trẻ. Khi nôn nhiều trẻ sẽ mất một lượng nước và chất điện giải khá lớn qua chất nôn. Do đó khi này mẹ nên có biện pháp bổ sung bù lượng nước và các chất điện giải cho trẻ.

Mẹ có thể dùng dung dịch Oresol, nước cháo muối hay nước trái cây loãng. Nếu sử dụng Oresol để bù nước và chất điện giải cho trẻ, mẹ cần lưu ý pha theo đúng tỷ lệ hướng dẫn của nhà sản xuất, cho trẻ uống từng ít một và không pha từ sáng mà để đến chiều mới cho trẻ uống.

Sau khi xuất hiện tình trạng nôn ói, bạn nên chú ý kỹ hơn diễn biến tiếp theo của trẻ, nếu có xuất hiện bất cứ vấn đề nào nên đến ngay với bác sĩ để chữa trị cho trẻ.

Mẹ hãy massage quanh rốn cho trẻ nhẹ nhàng giúp làm giảm co bóp dạ dày hạn chế tình trạng nôn trớ xảy ra. Mẹ nên lưu ý massage bụng sâu theo đường đi của khung đại tràng giúp tăng nhu động ruột, làm tăng tiết dịch, từ đó sẽ giúp trẻ nhỏ bài tiết qua hệ tiêu hóa dễ dàng đều đặn mỗi ngày và làm giảm chứng bụng và nôn trớ tốt hơn.

Qua bài viết này hi vọng sẽ giúp cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết để phòng tránh, xử lý và chăm sóc trẻ đúng cách khi con bị nôn trớ. Cha mẹ nên lưu ý không nên chủ quan trong vấn đề này mà phải theo dõi trẻ sát sao, nếu có bất cứ dấu hiệu lạ nào xảy ra nên đưa trẻ đến cơ sở y tế kiểm ra sức khỏe ngay.

Trúc

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm