Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Những phương pháp điều trị bệnh thần kinh ngoại biên

Ngày 22/04/2023
Kích thước chữ

Bệnh thần kinh ngoại biên là tình trạng các dây thần kinh và sợi thần kinh nằm ngoài não và cột sống bị tổn thương. Căn bệnh này thường xuất hiện do tác động từ các yếu tố nội sinh và ngoại sinh, chẳng hạn như tiểu đường, viêm, tăng áp lực máu, chấn thương hoặc di chứng của phẫu thuật. Bệnh thần kinh ngoại biên ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh và gây ra nhiều cản trở trong sinh hoạt hằng ngày.

Dây thần kinh ngoại biên là những sợi thần kinh truyền tải thông tin giữa các cơ quan và các cơ bắp với não bộ, tủy sống. Khi những sợi thần kinh này bị tổn thương, nó sẽ gây ra rối loạn về vận động, cảm giác và thực vật. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu các thông tin về bệnh thần kinh ngoại biên để có biện pháp chăm sóc sức khỏe phù hợp nhé!

Các triệu chứng của bệnh thần kinh ngoại biên

Bệnh thần kinh ngoại biên là một tình trạng liên quan đến các dây thần kinh bên ngoài não và tủy sống, gây ra các triệu chứng như:

  • Đau: Thường xuất hiện ở các vùng da được điều tiết bởi các dây thần kinh bị tổn thương. Cảm giác đau có thể từ nhẹ cho đến nặng tùy theo mức độ của bệnh.
  • Tê bì: Cảm giác này thường xuất hiện ở các vùng da, các chi hoặc ngón tay và khiến các bộ phận này có thể không cảm nhận được áp lực, nhiệt độ hay độ rung. Tình trạng tê bì sẽ gây khó khăn trong việc cảm nhận, não bộ không định vị được cơ thể trong không gian nên người bệnh dễ mất thăng bằng và gặp chấn thương trong sinh hoạt hằng ngày. 
  • Ngứa râm ran: Là cảm giác muốn gãi một cách mãnh liệt ở các vùng da được điều tiết bởi các dây thần kinh bị tổn thương. Cảm giác ngứa nóng râm ran như kiến bò thường xuất hiện trước ở ngón chân và bàn chân là lan dần lên trên.
  • Suy giảm sức mạnh cơ bắp: Đây là triệu chứng khá hiếm gặp của bệnh thần kinh ngoại biên nhưng nếu bệnh tái phát nhiều lần, các trục thần kinh không đủ khả năng kích thích cơ bắp thì cũng có thể dẫn đến tình trạng yếu cơ hoặc co cứng cơ.

Ngoài ra, bệnh nhân mắc bệnh thần kinh ngoại biên cũng thường có cảm giác khô miệng, khô mắt và gặp các vấn đề về tim mạch, tiêu hóa như ợ nóng, đau thắt ngực…

Những triệu chứng kể trên có thể xuất hiện ở một hoặc nhiều vùng trên cơ thể và thường là khác nhau đối với từng người và tùy thuộc vào mức độ tổn thương của các dây thần kinh. Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào của bệnh thần kinh ngoại biên, bạn nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ để được tư vấn và điều trị.

Các triệu chứng của bệnh thần kinh ngoại biên 1
Bệnh thần kinh ngoại biên làm tê bì ngón tay và các chi

Những ai có nguy cơ mắc bệnh thần kinh ngoại biên?

Bệnh thần kinh ngoại biên có thể xảy ra ở bất kỳ ai, tuy nhiên những đối tượng này thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường:

  • Người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ cao bị tổn thương các dây thần kinh ngoại biên do tình trạng tăng đường huyết kéo dài.
  • Công nhân nhà máy, thợ hàn, thợ sơn, người thường xuyên tiếp xúc với chì… có nguy cơ nhiễm độc chì cao và điều này có thể dẫn đến tổn thương thần kinh ngoại biên.
  • Người từng gặp các tổn thương, chấn thương hoặc tai nạn gây ra thiệt hại cho các dây thần kinh. 
  • Bệnh nhân mắc các bệnh lý làm rối loạn miễn dịch cơ thể như lupus, bệnh tuyến giáp, bệnh tăng sản tuyến yên, bệnh cơ xương khớp, và HIV/AIDS có thể gây ra tổn thương dây thần kinh.
  • Người thường xuyên sử dụng rượu bia, thuốc lá trong thời gian dài cũng có nguy cơ cao bị tổn thương các dây thần kinh ngoại biên.
Các triệu chứng của bệnh thần kinh ngoại biên 2
Người uống nhiều bia rượu có nguy cơ cao mắc bệnh thần kinh ngoại biên

Những phương pháp điều trị bệnh thần kinh ngoại biên

Cách điều trị bệnh thần kinh ngoại biên phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh và mức độ tổn thương của dây thần kinh. Một số phương pháp điều trị bao gồm:

Điều trị nguyên nhân

Nếu nguyên nhân của bệnh là tiểu đường, bệnh lý miễn dịch hoặc các bệnh khác, điều trị nguyên nhân sẽ giúp giảm triệu chứng của bệnh thần kinh ngoại biên.

Dùng thuốc

Các loại thuốc có thể được sử dụng để giảm đau và các triệu chứng khác của bệnh thần kinh ngoại biên, chẳng hạn như thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm, thuốc chống trầm cảm và thuốc an thần. Bạn có thể sử dụng xịt xoa bóp phong tê thấp Bà Giằng vào vị trí bị đau để giảm cảm giác khó chịu. Được bào chế từ các dược liệu tự nhiên như mã tiền chế, ô đầu, thiên niên kiện, thương truật, xuyên khung… sản phẩm đem lại hiệu quả giảm đau thần kinh ngoại biên rất tốt.

Một số ưu điểm nổi bật của sản phẩm này như:

  • Xoa bóp ngoài da, có tác dụng làm nóng và giảm đau do đau cơ, đau thần kinh ngoại biên, đau mỏi cổ vai gáy,... hiệu quả.
  • Cách dùng đơn giản, chai dạng xịt tiện lợi.
  • Các thành phần trong xịt xoa bóp phong tê thấp Bà Giằng đều là dược liệu quý và có công dụng trong hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp, đau dây thần kinh ngoại biên, tê bì chân tay,...
  • Xoa bóp phong thấp Bà Giằng gia truyền đã được BYT đăng ký và cấp số công bố lưu hành.
Các triệu chứng của bệnh thần kinh ngoại biên 3
Xịt xoa bóp phong thấp Bà Giằng giảm đau thần kinh ngoại biên

Vật lý trị liệu

Các phương pháp vật lý trị liệu như đùn, massage, điện xung và tập luyện có thể giúp giảm đau và tăng cường chức năng của các cơ và dây thần kinh bị tổn thương.

Thay đổi lối sống

Thay đổi lối sống có thể giúp giảm triệu chứng của bệnh thần kinh ngoại biên, bao gồm ăn một chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục nhẹ nhàng và giảm stress.

Phẫu thuật

Nếu tổn thương của dây thần kinh rất nghiêm trọng, phẫu thuật có thể được sử dụng để cắt bỏ hoặc sửa chữa các dây thần kinh bị tổn thương. Tuy nhiên, phẫu thuật chỉ được sử dụng khi các phương pháp điều trị khác không hiệu quả.

Trên đây là một số thông tin về phương pháp điều trị bệnh thần kinh ngoại biên. Các triệu chứng cũng như biến chứng của bệnh làm suy giảm sức khỏe cũng như ảnh hưởng đến việc sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Do vậy, khi nhận thấy các dấu hiệu của bệnh thần kinh ngoại biên, bạn cần gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị sớm nhất có thể.

Hoàng Trang

Nguồn tham khảo: vinmec.com

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin