Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Những sai lầm cần tránh khi rửa tay bằng xà phòng mà nhiều người còn mắc phải

Ngày 30/03/2020
Kích thước chữ

Virus corona chủng mới (Covid-19) lây lan chủ yếu qua dịch nhầy hay dịch tiết đường hô hấp chứa virus xâm nhập vào cơ thể của bạn, chủ yếu là qua con đường bàn tay. Do vậy, rửa tay sạch có tầm quan trọng bức thiết trong thời điểm dịch bệnh đang diễn biến ngày càng phức tạp hiện nay.

Bởi bàn tay chính là một trong những cách phổ biến dễ lây lan virus từ người này sang người khác nhất, nhưng nhiều người vẫn chưa thực hiện đúng việc rửa tay, còn mắc những sai lầm dưới đây.

Những sai lầm cần tránh khi rửa tay bằng xà phòng mà nhiều người còn mắc phải

Rửa tay với xà phòng không đủ thời gian

Nhiều nghiên cứu cho thấy, có tới 95% người không rửa tay đủ thời gian để tiêu diệt vi khuẩn hiệu quả, trung bình mỗi người chỉ rửa tay khoảng 6 giây.

Theo trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ khuyến cáo, bạn nên rửa tay trong ít nhất 20 giây bằng xà phòng và nước.

Những sai lầm cần tránh khi rửa tay bằng xà phòng mà nhiều người còn mắc phải 1Rửa tay không đủ thời gian sẽ không thể tiêu diệt vi khuẩn, virus hiệu quả

Không rửa sạch mọi ngóc ngách

Nếu bạn chỉ chà xát xà phòng và rửa ở vùng giữa lòng bàn tay rồi rửa sạch lại thì tay bạn có lẽ vẫn còn bẩn.

Tiến sĩ Roshini Raj thuộc Đại học New York của Mỹ giải thích, mầm bệnh thích ẩn náu dưới các móng tay và kẽ giữa các ngón tay nên bạn hãy chà rửa những khu vực này mỗi khi rửa tay.

Không làm khô tay

Việc rửa tay sẽ trở nên vô nghĩa hoặc bẩn lại nếu bạn không làm khô tay sau khi rửa.

Vi rút, vi khuẩn thích sinh sôi trong độ ẩm nên nếu để tay ướt sẽ dễ bị nhiễm mầm bệnh lại khi vô tình sờ vào các bề mặt khác.

Giữa khăn giấy và máy sấy tay bạn hãy chọn khăn giấy. Bởi các nghiên cứu đã chỉ ra, khăn giấy có hiệu quả vệ sinh vượt trội hơn hẳn so với dùng máy sấy tay.

Trường hợp bạn phải dùng máy sấy tay thì hãy sấy cho đến khi tay khô hoàn toàn nhé.

Chỉ vệ sinh tay sau khi đi vệ sinh

Hầu hết mọi người đều có thói quen chỉ rửa tay sau khi đi vệ sinh, nhưng thực tế hãy rửa tay trong suốt cả ngày, nhất là trong mùa lạnh và cúm nhé.

Do, bất kì cái chạm nào ở nơi công cộng, bạn sẽ có nguy cơ bị lây nhiễm mầm bệnh hoặc nhiễm khuẩn.

Trong trường hợp không thể rửa tay, hãy sẵn sàng chuẩn bị theo nước hoặc dung dịch sát khuẩn bên mình. Nước sát khuẩn phải đạt nồng độ ít nhất 60% cồn mới có hiệu quả.

Không rửa tay với nước mà chỉ sử dụng chất khử trùng tay

Nếu chất khử trùng tay là cồn đạt từ 60% thì nó có thể loại bỏ, vô hiệu hóa vi rút và vi khuẩn một cách hiệu quả, nhưng nó lại không thể loại bỏ tất cả mầm bệnh hoặc hóa chất gây hại bám trên tay.

Những sai lầm cần tránh khi rửa tay bằng xà phòng mà nhiều người còn mắc phải 2Nhiều người chỉ Không có thói quen rửa tay với nước mà chỉ sử dụng chất khử trùng tay nên không sạch được hết virus

Hơn nữa, nhiều người có thói quen dùng chất khử trùng tay sai cách như không sử dụng đủ lượng chất khử trùng, hay lau sạch tay trước khi để cho khô.

Do đó, tốt nhất hãy rửa tay bằng xà phòng để chống lại mầm bệnh.

Chạm vào các bề mặt ngay khi vừa rửa tay

Việc tiếp tục chạm vào các bề mặt khác khi tay rửa chưa khô làm tay bị nhiễm khuẩn trở lại, nên tốt nhất là bạn tắt vòi nước hay khi mở cửa phòng vệ sinh công cộng bằng khăn giấy khô để giữ tay sạch.

Không rửa sạch cục xà phòng trong hộp trước khi sử dụng

Một nghiên cứu của Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ cho thấy, các vi sinh vật gây bệnh có thể ẩn náu, sống nhiều giờ trên xà phòng ướt trong và sau khi sử dụng.

Cho nên, cách khắc phục lúc này là hãy tránh để cục xà phòng trong hộp đọng nước. Nên rửa với xà phòng dưới dòng nước chảy trước khi sử dụng và mầm bệnh sẽ được rửa trôi. Nếu xà phòng đã được giữ khô giữa các lần sử dụng thì bạn có thể yên tâm.

Nghĩ rằng xà phòng kháng khuẩn tốt hơn xà phòng thường

Theo thống kê của Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm tại Mỹ, có rất ít bằng chứng cho thấy xà phòng kháng khuẩn tốt hơn xà phòng thường trong việc ngăn ngừa bệnh tật và lây lan các bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm trùng.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng thành phần Triclosan trong xà phòng có thể làm tăng tình trạng kháng kháng sinh.

Những sai lầm cần tránh khi rửa tay bằng xà phòng mà nhiều người còn mắc phải 3Không có bằng chứng cho thấy xà phòng kháng khuẩn tốt hơn xà phòng thường nhé

Sử dụng sữa rửa tay nhỏ từ hộp đựng lớn rót vào

Nghiên cứu cũng cho thấy rằng, các hộp đựng sữa rửa tay được đổ đầy từ một chai xà phòng lớn có thể làm tăng gấp 26 lần số vi khuẩn so với các hộp kín.

Tốt nhất, bạn có thể mang theo một chai dung dịch sát khuẩn du lịch bên mình.

Rửa tay đúng cách như thế nào?

Chà xát tay nhanh rồi tráng nước không thể loại bỏ được tất cả virus còn sót lại trên tay bạn. Do đó, bạn hãy tham khảo từng bước để rửa tay thật sạch dưới đây

  • Bước 1: Làm ướt dưới vòi nước sạch cả hai bàn tay bạn
  • Bước 2: Lấy xà phòng đã chuẩn bị vào lòng bàn tay và xoa 2 bên
  • Bước 3: Chà 2 bàn tay vào nhau từ mặt trong tới mặt ngoài; chà xát miết mạnh sạch các ngón tay 2 bên và các kẽ ngón, cả móng tay trong vòng ít nhất 30 giây.
  • Bước 4: Tráng, rửa sạch tay dưới vòi nước
  • Bước 5: Lau khô tay vừa rửa bằng khăn sạch hoặc khăn giấy sử dụng một lần.

Khi nào thì bạn phải cần rửa tay?

Để phòng ngừa lây nhiễm dịch bệnh covid-19, bạn cần rửa tay sạch vào những thời điểm sau:

  • Sau khi hỉ mũi, chảy nước mũi, ho hay hắt hơi;
  • Sau khi tới nơi công cộng hoặc đi các phương tiện giao thông công cộng, đi chợ, siêu thị và những nơi thờ cúng khác;
  • Trước, trong và sau khi bạn chăm sóc người ốm, nhiễm bệnh;
  • Sau khi chạm vào các bề mặt ở môi trường bên ngoài như nút bấm thang máy, tay vịn và kể cả tiền giấy;
  • Trước và sau khi ăn, uống;
  • Sau khi đi bỏ rác;
  • Sau khi chạm vào động vật và vật nuôi trong nhà;
  • Sau khi thay tã lót cho em bé hoặc giúp bé vệ sinh sau khi đi vệ sinh;
  • Khi bàn tay của bạn bị bẩn;

Như vậy, những sai lầm mà nhiều người còn mắc phải khi rửa tay bằng xà phòng trên sẽ khiến việc giữ tay sạch của bạn trở nên vô ích. Hãy lưu lại và tránh để giữ gìn vệ sinh, sức khỏe cho mình và người thân nhé.

Thanh Hoa

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin