Những triệu chứng nhiễm vi khuẩn HP trong dạ dày đáng báo động
Ngày 17/08/2023
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Nhiễm vi khuẩn HP gây ra những triệu chứng tương đối điển hình nhưng không phải ai cũng biết đến các báo động đỏ này để đến gặp bác sĩ và điều trị kịp thời. Tất cả mọi người cần nắm rõ những triệu chứng nhiễm vi khuẩn HP trong dạ dày đáng báo động để phát hiện kịp thời sẽ được nêu rõ ở bài viết dưới đây.
Theo thống kê, có tới 50% tổng dân số thế giới đã nhiễm HP và gây ra nhiều bệnh về đường tiêu hóa, ảnh hưởng nhiều tới đời sống của người bệnh. Nếu người bệnh được chẩn đoán và điều trị sớm, giảm được nhiều nguy cơ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Những triệu chứng nhiễm vi khuẩn HP trong dạ dày đáng báo động sẽ được Nhà thuốc Long Châu liệt kê trong bài viết sau.
Tổng quan về vi khuẩn H.pylori
Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) là xoắn khuẩn sống trong dạ dày người bệnh. Đây là loại vi khuẩn hiện diện trong dạ dày của hơn một nửa dân số thế giới nhưng không phải ai cũng có những triệu chứng cho thấy nhiễm vi khuẩn HP.
Vi khuẩn HP thường phát triển âm thầm, dần thay đổi môi trường tại dạ dày, đến thời điểm thích hợp, vi khuẩn HP phát triển mạnh mẽ xâm nhập vào dạ dày gây ra các vết loét và người bệnh bắt đầu xuất hiện các triệu chứng về nhiễm HP trong đường tiêu hóa.
Khi người bệnh có triệu chứng nhiễm vi khuẩn HP trong dạ dày, cần đến bệnh viện gặp bác sĩ để được thăm khám và có phác đồ điều trị phù hợp. Nếu tình trạng nhiễm vi khuẩn HP không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới các biến chứng khó lường, gây viêm loét dạ dày - tá tràng, nguy hiểm nhất trong đó là ung thư dạ dày.
Triệu chứng nhiễm vi khuẩn HP trong dạ dày người bệnh cần lưu ý
Những triệu chứng vi khuẩn HP trong dạ dày mà mọi người cần biết để tránh các tình huống không may xảy ra. Khi nhiễm HP trong dạ dày, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng ảnh hưởng tới sinh hoạt hằng ngày như sau:
Đặc trưng nhiễm vi khuẩn HP là người bệnh đau bụng trên (vùng thượng vị):Đau bụng trên là triệu chứng nhiễm HP phổ biến nhất. Đau bụng sẽ tăng lên nhiều lần khi bụng rỗng (bụng đói). Đau bụng có thể lan rộng trên khắp vùng bụng hay hai bên sườn. Cơn đau này có thể tự hết sau vài ngày hay có thể đau âm ỉ, đau nhiều trong vài ngày liên tục. Người bệnh cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, có thể mất ngủ, nếu triệu chứng này kéo dài có thể dẫn tới người bệnh suy nhược thần kinh.
Người bệnh có triệu chứng đầy bụng: Đầy bụng, đầy hơi là biểu hiện khá phổ biến khi nhiễm HP. Bụng của người bệnh phình to gây khó chịu, đặc biệt khi dùng thực phẩm có tính cay nóng hay đồ ăn nhiều dầu mỡ.
Người bệnh có triệu chứng ợ chua: Triệu chứng này xuất hiện liên tục và kéo dài lên tới vài giờ đồng hồ. Khác với ợ hơi sinh lý sau những bữa ăn quá no hay sử dụng nước có gas thì ợ chua do vi khuẩn HP thường kèm với đau bụng, chướng bụng. Tình trạng ợ chua, ợ nóng kéo dài, làm mỏng lớp niêm mạc tại miệng và họng nên đã tạo điều kiện cho các vi khuẩn khác phát triển. Các loại vi khuẩn này khi phát triển sẽ sinh ra khí đặc trưng và gây hôi miệng ở người bệnh.
Người bệnh thường buồn nôn: Hệ tiêu hóa gặp vấn đề thường sẽ gây ra tình trạng buồn nôn. Người bệnh thường buồn nôn thường xuyên và cả khi đang đói bụng, thì đây chính xác là dấu hiệu nhiễm HP. Tình trạng buồn nôn kéo dài có thể dẫn đến hệ lụy viêm họng, rách niêm mạc thực quản hay viêm thanh quản.
Phân người bệnh có màu bất thường: Người bệnh thường đi tiêu từ 1 - 2 lần/ngày và phân lỏng. Tuy nhiên, cũng có một số bệnh nhân gặp tình trạng đi ít hơn 3 lần/tuần. Lưu ý rằng, người bệnh nhiễm HP có phân màu nâu, kèm theo máu hoặc có phân màu nâu.
Người bệnh suy nhược cơ thể: Vì những triệu chứng như đau bụng, đầy hơi, ợ chua, đi tiêu nhiều lần,... Người bệnh cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon. Khi không được điều trị kịp thời thì người bệnh sẽ rơi vào tình trạng suy nhược cơ thể và sụt cân nhanh chóng.
Trên đây là những triệu chứng thường gặp ở người bệnh nhiễm vi khuẩn HP. Nhưng chưa đủ để kết luận rằng người bệnh có nhiễm HP hay không. Để chắc chắn người bệnh có nhiễm HP hay không cần thực hiện các phương pháp để chẩn đoán chính xác và đưa ra phương hướng điều trị cho người bệnh.
Các phương pháp chẩn đoán nhiễm HP
Hiện nay có khá nhiều phương pháp chẩn đoán chính xác việc người bệnh nhiễm HP, tùy vào từng trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh làm phương pháp xác định phù hợp:
Phương pháp nội soi: Đây là phương pháp có thể xác định được tình trạng nguyên vẹn của thực quản, niêm mạc, tá tràng và xác định được hiệu quả điều trị vết loét của người bệnh. Phương pháp này thường không được sử dụng khi chẩn đoán bệnh lần đầu mà thường được dùng để đánh giá tình trạng vết loét. Thông thường khi làm nội soi, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân làm kèm cả lấy mẫu mô dạ dày để xác định nhiễm HP và thực hiện kháng sinh đồ cho người bệnh.
Xét nghiệm urease test: Là phương pháp cho kết quả nhanh, khá chính xác và thường được làm cùng với phương pháp nội soi. Nhưng cần lưu ý, người bệnh cần ngưng dùng kháng sinh, thuốc ức chế bơm proton (một loại thuốc điều trị loét dạ dày) trong vòng tối thiểu 2 tuần và ngưng sử dụng thuốc bismuth (1 loại thuốc điều trị loét dạ dày) trong vòng 4 tuần để không ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
Các xét nghiệm xâm lấn khác: Sinh thiết và nuôi cấy cũng được sử dụng nhưng không phổ biến vì khá phức tạp và tốn nhiều thời gian.
Các xét nghiệm không cần xâm lấn cũng xác định được vi khuẩn HP là xét nghiệm urea hơi thở, xét nghiệm phân, xét nghiệm huyết thanh. Trong đó, xét nghiệm urea hơi thở thường được dùng để đánh giá hiệu quả tiêu diệt HP. Các xét nghiệm này cũng có lưu ý tương tự với xét nghiệm urease test, bệnh nhân cần ngưng kháng sinh và thuốc ức chế bơm proton 2 tuần và ngưng bismuth trong 4 tuần trừ xét nghiệm huyết thanh.
Những triệu chứng nhiễm vi khuẩn HP trong dạ dày đáng báo động đã được liệt kê ở bài viết, trong đó đặc trưng nhất là triệu chứng đau bụng vùng thượng vị. Mọi người cần nắm rõ các triệu chứng này, để có cái nhìn tổng quát và kịp thời phát hiện bệnh để tránh các biến chứng không tốt về sau. Hi vọng bài viết trên sẽ giúp ích đến bạn trong việc chăm sóc sức khỏe của bản thân và gia đình. Cùng theo dõi Nhà thuốc Long Châu để cập nhật những thông tin sức khỏe mới nhất nhé!
Có thể bạn quan tâm
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm