Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Suy nhược cơ thể là gì? Nguyên nhân và cách phòng tránh

Ngày 07/04/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Suy nhược cơ thể là cảm giác cơ thể mệt mỏi, uể oải, không thể vận động đúng cách. Suy nhược cơ thể có thể là biểu hiện hoặc dấu hiệu nhận biết một bệnh nào đó. Đôi khi suy nhược cơ thể là do sự thiết hụt dinh dưỡng hoặc nghỉ ngơi chưa đủ. Hiểu rõ suy nhược cơ thể để biết cách phòng tránh những bệnh có liên quan.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

Suy nhược cơ thể là gì? 

Suy nhược cơ thể hay còn gọi tắt là suy nhược. Đây là cảm giác cơ thể mệt mỏi uể oải. Một người bị suy nhược có thể không thể cử động một bộ phận nhất định của cơ thể đúng cách. Suy nhược được mô tả tốt nhất là tình trạng thiếu năng lượng để di chuyển các cơ nhất định hoặc thậm chí tất cả các cơ trong cơ thể.

Một số người bị suy nhược ở một vùng nhất định trên cơ thể, chẳng hạn như cánh tay hoặc chân. Những người khác có thể bị suy nhược toàn thân do nhiễm trùng vi khuẩn hoặc vi rút như cúm hoặc viêm gan.

Suy nhược có thể là tạm thời, nhưng nó là mãn tính hoặc liên tục trong một số trường hợp.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của suy nhược cơ thể

  • Vận động hạn chế, vận động chậm hoặc rung lắc không kiểm soát được, co giật cơ bắp, chuột rút cơ bắp;

  • Mệt mỏi, uể oải tương tự như cảm giác khi bị cúm;

  • Sốt;

  • Đau ở vùng bị ảnh hưởng.

Các triệu chứng khẩn cấp, cần liên hệ chăm sóc y tế:

  • Chóng mặt;

  • Cảm giác lâng lâng;

  • Rối loạn ngôn ngữ, nói khó;

  • Rối loạn thị giác;

  • Đau ngực;

  • Khó thở.

Tác động của suy nhược cơ thể đối với sức khỏe 

Suy nhược cơ thể khiến cho cơ thể không đủ tỉnh táo và minh mẫn để thực hiện các công việc trong cuộc sống dẫn đến làm giảm chất lượng cuộc sống.

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh suy nhược cơ thể

Suy nhược cơ thể kéo dài không điều trị dẫn đến nguy cơ bị suy kiệt về sức khỏe, dễ bị nhiễm các bệnh khác trên nền cơ thể bị thiếu hụt sức đề kháng.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến suy nhược cơ thể

  • Bệnh cúm;

  • Bệnh tuyến giáp;

  • Thiếu máu;

  • Trầm cảm hoặc lo lắng;

  • Thiếu ngủ;

  • Bệnh tiểu đường (kiểm soát kém hoặc không được chẩn đoán);

  • Suy tim sung huyết;

  • Thiếu vitamin B12;

  • Tác dụng phụ của thuốc, thường xảy ra khi dùng thuốc an thần nhẹ để điều trị chứng lo âu;

  • Một số bệnh cơ;

  • Hóa trị liệu;

  • Ung thư;

  • Tổn thương hoặc chấn thương;

  • Bệnh tim;

  • Chấn thương thần kinh hoặc cơ, các bệnh ảnh hưởng đến thần kinh hoặc cơ bắp;

  • Dùng thuốc quá liều;

  • Quá liều vitamin;

  • Thuốc độc.

Nguy cơ

Những ai có nguy cơ mắc phải suy nhược cơ thể?

Người lớn, người lao động (thể chất và trí não) dễ bị mắc suy nhược cơ thể.

Ngày nay, giới trẻ là đối tượng dễ mắc suy nhược cơ thể nhất vì áp lực và căng thẳng trong công việc, học hành.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải suy nhược cơ thể

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc suy nhược cơ thể, bao gồm:

Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán suy nhược cơ thể

Khai thác tiền sử bệnh

Hỏi bệnh sử giúp xác định sơ bộ nguyên nhân suy nhược cơ thể của bệnh nhân:

  • Làm việc quá sức, áp lực cao;

  • Tình trạng thiếu dinh dưỡng;

  • Rối loạn lo âu.

Xét nghiệm

Xét nghiệm nước tiểu hoặc công thức máu để tìm dấu hiệu nhiễm trùng, thiếu máu hoặc các bất thường khác.

Chẩn đoán hình ảnh

Các xét nghiệm hình ảnh có thể bao gồm:

  • Tia X;

  • Quét MRI;

  • Chụp CT;

  • Siêu âm.

Chụp não và đo điện tâm đồ nếu họ nghi ngờ đang bị hoặc bị đau tim hoặc đột quỵ.

Phương pháp điều trị suy nhược cơ thể hiệu quả

Tình trạng mất nước

Bổ sung thêm nước bằng việc uống nước hoặc truyền dịch nếu có các triệu chứng mất nước nghiêm trọng.

Thiếu máu

Nếu suy nhược là do thiếu máu, nếu thiếu máu do thiếu sắt thì bổ sung thêm sắt. Nếu thiếu máu nghiêm trọng thì có thể được chỉ định truyền máu.

Bệnh ung thư

Nếu ung thư là nguyên nhân thì điều trị ung thư. Các lựa chọn điều trị ung thư bao gồm:

  • Hóa trị liệu;

  • Điều trị bức xạ;

  • Phẫu thuật.

Hóa trị và các phương pháp điều trị ung thư khác cũng có thể gây ra suy nhược.

Đau tim

Nếu suy nhược do đau tim thì phải liên hệ bác sĩ để có điều trị thích hợp.

Không phải tất cả các trường hợp suy nhược đều cần điều trị. Nếu tình trạng yếu của bạn là do cảm lạnh hoặc cúm, có thể không cần điều trị.

Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của suy nhược cơ thể

Chế độ sinh hoạt:

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.

  • Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng.

  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.

  • Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

  • Bệnh nhân cần lạc quan. Tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến điều trị, hãy nói chuyện với những người đáng tin cậy, chia sẻ với những thành viên trong gia đình, nuôi thú cưng hay đơn giản là đọc sách, làm bất cứ thứ gì khiến bạn thấy thoải mái.

Chế độ dinh dưỡng:

Phương pháp phòng ngừa suy nhược cơ thể hiệu quả

Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

  • Tránh áp lực, stress trong cuộc sống.

  • Có thể áp dụng các biện pháp như thiền, yoga, rèn luyện thể thao để giải tỏa căng thẳng.

Nguồn tham khảo

Healthline: https://www.healthline.com/health/weakness 

MSDmanuals:  https://www.msdmanuals.com/

Sở Y tế Nam Định: https://soyte.namdinh.gov.vn/home/hoat-dong-nganh/giao-duc-suc-khoe/suy-nhuoc-co-the-nguyen-nhan-va-trieu-chung-1964

Các bệnh liên quan