Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Viêm dạ dày nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các biến chứng viêm dạ dày có thể xảy ra và cách phòng ngừa ăn bệnh này.
Viêm dạ dày là một căn bệnh về đường tiêu hóa phổ biến ở Việt Nam. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Các biến chứng này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe hệ tiêu hóa mà còn tác động đến toàn bộ cơ thể người bệnh theo hướng tiêu cực. Vậy những biến chứng viêm dạ dày nào có thể xảy ra? Làm thế nào để phòng ngừa những biến chứng này?
Viêm dạ dày là tình trạng viêm nhiễm niêm mạc dạ dày, một lớp màng mỏng lót bên trong dạ dày. Bệnh này có thể xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau và nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
Nguyên nhân gây viêm dạ dày rất đa dạng, bao gồm nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (HP), sử dụng thuốc giảm đau không steroid (NSAID), lạm dụng rượu bia, căng thẳng thần kinh, chế độ ăn uống không lành mạnh và một số yếu tố di truyền. Khi mắc viêm dạ dày, người bệnh thường cảm thấy đau bụng vùng thượng vị, ợ chua, ợ hơi, đầy bụng, khó tiêu.
Mặc dù chưa có số liệu thống kê chính xác và cập nhật nhất về tỷ lệ người Việt Nam mắc bệnh viêm dạ dày, nhưng các nghiên cứu và khảo sát đã chỉ ra rằng: Khoảng 70% dân số Việt Nam nhiễm loại vi khuẩn HP - một trong những nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày tá tràng. Một phần đáng kể dân số Việt Nam đang sống chung với bệnh viêm dạ dày. Con số này đặc biệt cao ở các thành phố lớn, nơi áp lực cuộc sống và chế độ ăn uống không lành mạnh phổ biến.
Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, người bệnh có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng. Dưới đây là một số biến chứng viêm dạ dày thường gặp:
Loét dạ dày là tổn thương sâu vào lớp niêm mạc dạ dày, tạo thành các vết loét. Nguyên nhân chính gây loét dạ dày là do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) và sử dụng thuốc giảm đau không steroid (NSAIDs) trong thời gian dài. Người bệnh gặp biến chứng này thường cảm thấy đau vùng thượng vị, ợ chua, ợ hơi, đặc biệt là khi đói hoặc sau khi ăn. Đau có thể giảm khi ăn hoặc uống thuốc kháng acid.
Xuất huyết tiêu hóa là một biến chứng nghiêm trọng của viêm dạ dày và loét dạ dày. Xuất huyết tiêu hóa xảy ra khi các mạch máu nhỏ ở đáy loét bị vỡ gây ra chảy máu. Triệu chứng bao gồm nôn ra máu tươi hoặc máu cục, phân đen như bã cà phê. Người bệnh xuất huyết tiêu hóa có thể nôn ra máu tươi hoặc máu cục, phân đen như bã cà phê, chóng mặt, hoa mắt, thậm chí là ngất xỉu. Biến chứng này có thể gây thiếu máu, sốc, và thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Vết loét dạ dày không được điều trị kịp thời sẽ ăn sâu vào thành dạ dày, tạo lỗ thủng trong dạ dày. Đây là biến chứng thủng dạ dày vô cùng nguy hiểm. Dạ dày bị thủng một lỗ, khiến dịch vị tràn vào ổ bụng. Tình trạng này gây đau bụng dữ dội, sốt cao, cứng bụng, sốc và có thể đe dọa tính mạng nếu không được phẫu thuật kịp thời.
Hẹp môn vị xảy ra khi vết loét dạ dày tạo thành sẹo, làm hẹp phần nối giữa dạ dày và tá tràng, gây khó khăn cho thức ăn di chuyển xuống ruột. Khi gặp biến chứng này, người bệnh thường cảm thấy đầy bụng, ợ hơi, ợ chua, nôn, sụt cân. Thức ăn khó di chuyển xuống ruột nên người bệnh thường nôn ra thức ăn từ nhiều giờ trước. Hẹp môn vị làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, gây suy dinh dưỡng và làm nặng thêm tình trạng bệnh.
Một biến chứng viêm dạ dày nguy hiểm nhất là ung thư dạ dày. Mặc dù không phải trường hợp nào viêm dạ dày cũng dẫn đến ung thư, nhưng đây là một biến chứng có thể xảy ra. Viêm dạ dày mãn tính, đặc biệt là khi nhiễm vi khuẩn HP, là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu của ung thư dạ dày. Ban đầu, ung thư dạ dày thường không có triệu chứng rõ ràng. Khi bệnh tiến triển, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng như: Sụt cân không rõ nguyên nhân, chán ăn, đau bụng, ợ hơi, ợ chua, nôn, khó nuốt.
Không phải ai bị viêm dạ dày cũng gặp biến chứng. Có thể kể đến nhiều yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ biến chứng viêm dạ dày như:
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 50% dân số thế giới bị nhiễm HP. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây viêm loét dạ dày tá tràng. Vi khuẩn HP xâm nhập vào niêm mạc dạ dày, gây viêm nhiễm và làm tăng nguy cơ loét, xuất huyết và thậm chí ung thư dạ dày.
Các loại thuốc như aspirin, ibuprofen... khi sử dụng trong thời gian dài có thể gây tổn thương niêm mạc dạ dày, làm tăng nguy cơ loét và xuất huyết. Các nghiên cứu cho thấy, người sử dụng NSAIDs có nguy cơ loét dạ dày cao gấp 2 - 3 lần so với người không sử dụng.
Việc ăn quá nhiều đồ cay nóng, thức ăn chế biến sẵn, đồ uống có ga, rượu bia... có thể làm tăng tiết axit dạ dày, gây kích ứng niêm mạc, làm nặng thêm tình trạng viêm, tăng nguy cơ biến chứng viêm dạ dày. Nicotin trong thuốc lá làm giảm lượng máu cung cấp cho dạ dày, gây tổn thương niêm mạc. Rượu bia làm tăng tiết axit dạ dày, kích thích niêm mạc và làm chậm quá trình lành vết loét.
Căng thẳng kéo dài làm tăng tiết axit dạ dày và giảm khả năng bảo vệ của niêm mạc, từ đó làm tăng nguy cơ viêm loét. Các bệnh lý như gan, thận, tim mạch... có thể làm suy yếu hệ miễn dịch, giảm khả năng chống lại vi khuẩn và làm tăng nguy cơ viêm nhiễm. Ngoài ra, một số thuốc điều trị các bệnh lý này cũng có thể gây tác dụng phụ lên dạ dày.
Để phòng ngừa biến chứng của bệnh viêm dạ dày, bạn nên đi khám chuyên khoa tiêu hóa và điều trị căn bệnh này tận gốc theo phác đồ của bác sĩ. Ngoài ra, người bệnh cũng cần xác định các yếu tố làm tăng nguy cơ biến chứng viêm dạ dày để loại bỏ chúng. Cụ thể là:
Viêm dạ dày nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Để phòng tránh biến chứng viêm dạ dày, chúng ta cần có chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế stress, và đi khám sức khỏe định kỳ. Khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.