Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bạn có biết rằng có nhiều nguy cơ tiềm ẩn đối với tác hại của niềng răng. Vậy những thiệt hại này là gì? Niềng răng có nguy hiểm không và có thể phòng tránh được không? Những câu hỏi thường gặp về niềng răng sẽ được “bật mí” trong bài viết dưới đây nhé!
Niềng răng là phương pháp điều trị giúp chúng ta có được hàm răng thẳng đều hơn. Tuy nhiên, quá trình niềng răng thường mất vài năm và trong giai đoạn này, bạn phải trải qua một số khó khăn khi đeo niềng răng. Dẫn đến nhiều người thường nghĩ rằng đây là những tác hại của việc niềng răng. Vậy niềng răng có ảnh hưởng gì không? Hãy cùng đọc tiếp bài viết bên dưới để tìm hiểu.
Niềng răng là phương pháp đeo các khí cụ nha khoa để nắn chỉnh các răng mọc lệch lạc về vị trí đúng trong cung hàm. Mang lại hiệu quả thẩm mỹ cao và được nhiều người áp dụng. Ngày nay bạn có nhiều lựa chọn niềng răng khác nhau, từ niềng răng mắc cài kim loại, mắc cài sứ hay khay niềng răng. Nhìn chung, mỗi loại phương pháp niềng răng đều có những ưu nhược điểm và cũng phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng răng miệng của bạn. Do đó, trước tiên bạn nên kiểm tra tình trạng răng miệng của mình để bác sĩ tư vấn phương pháp niềng răng phù hợp rồi mới đưa ra lựa chọn phù hợp.
Hầu hết mọi người đều cảm thấy khó chịu khi mới đeo niềng răng, đây là một cảm giác chung. Mắc cài khiến môi và má bị châm chích, cộm. Nhưng bạn cũng đừng quá lo lắng, cảm giác này sẽ qua đi sau một thời gian bạn đã quen. Các giác khó chịu có thể đi kèm với đau răng hoặc nhức đầu. Bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau hoặc báo với bác sĩ nha khoa.
Đây là một dấu hiệu hoàn toàn bình thường mà bất kỳ ai niềng răng đều phải trải qua. Cơn đau thường xảy ra trong quá trình siết răng định kỳ kéo dài từ 2 đến 4 ngày rồi biến mất. Tuy nhiên, nhận thức về cơn đau ở mỗi người là khác nhau, một số người chỉ nhạy cảm nhẹ, những người khác thì rất đau đớn. Nếu lực siết quá cao có thể gây đau dữ dội, một số trường hợp cần tạm dừng điều trị do đau. Bạn có thể tham khảo một số biện pháp giảm đau đơn giản sau khi siết răng dưới đây:
Khó ăn uống là vấn đề lớn nhất khi đeo niềng răng, đặc biệt là sau mỗi lần siết răng. Lúc này, bạn nên hạn chế ăn những thức ăn cứng và dai. Nên chọn thức ăn mềm hoặc lỏng như cháo, súp trong 1 - 2 ngày đầu sau khi siết răng. Tuy nhiên, bạn sẽ dần thích nghi với tình trạng này theo thời gian.
Hôi miệng có thể là dấu hiệu của bệnh nha chu. Khi niềng răng việc vệ sinh răng miệng sẽ khó khăn hơn do đó bạn cần chú ý nhiều hơn. Vị trí của các mắc cài rất dễ mắc thức ăn và hình thành mảng bám, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và tạo mùi hôi.
Vị trí của răng cũng ảnh hưởng đến hình dạng của môi. Ở những người có răng mọc chìa ra ngoài, môi thường dày và nhô ra ngoài. Khi đeo niềng răng, do mắc cài răng nên môi càng nhô ra ngoài hơn. Bệnh nhân niềng răng thường khó khép môi do đó dẫn đến khô và nứt môi. Điều này có thể được giải quyết bằng cách sử dụng son môi dưỡng ẩm thường xuyên.
Một tác hại khác của việc niềng răng là cắn má hoặc môi do bạn chưa quen với việc có khung niềng trong miệng. Tình trạng cắn má hoặc môi sẽ biến mất sau một thời gian khi bạn đã quen với niềng răng.
Việc đeo niềng răng có thể ảnh hưởng trong cách phát âm. Đó là bởi vì khi nói, lưỡi của bạn không thể chạm vào mặt trong của răng mà chạm vào khay niềng. Điều này sẽ khiến bạn phát âm những từ không chính xác, nhưng bạn sẽ dần thích nghi với việc đeo niềng răng và cải thiện được vấn đề này.
Nếu bác sĩ thực hiện không đúng kỹ thuật niềng răng có thể khiến răng bị lung lay, lệch lạc. Do tác động của dây cung và mắc cài, chân răng dễ bị tổn thương dẫn đến viêm tủy răng, nặng hơn là chết tủy răng.
Nếu bác sĩ không có tay nghề tốt thì xương hàm và răng của người niềng sẽ trở nên yếu sau khi niềng răng. Bạn có thể không nhận thấy rõ điều này khi kết thúc quá trình niềng, nhưng càng về sau sức nhai càng yếu, răng cũng dễ rụng hơn. Nguyên nhân là do bác sĩ tác dụng lực quá mạnh vào răng, dẫn đến tụt lợi, tiêu xương ổ răng hoặc răng mọc lệch lạc.
Việc bác sĩ không chụp X-quang trước khi tiến hành niềng răng rất khó phát hiện tình trạng chân răng tích hợp vào xương. Tuy nhiên trường hợp này khá hiếm gặp.
Tiêu chân răng có nghĩa là chân răng bị ngắn lại trong thời gian niềng răng. Trên thực tế, điều này thường không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe răng miệng. Trong một số trường hợp hiếm hoi, người bệnh có thể tiêu mất 50% chân răng, điều này sẽ ảnh hưởng về sức khỏe lâu dài.
Khi đeo niềng răng, bạn sẽ vệ sinh răng khó hơn bình thường vì bàn chải đánh răng không thể chạm vào các ngóc ngách giữa các răng do mắc cài. Do đó, dễ tích tụ mảng bám gây sâu răng. Bạn nên vệ sinh răng miệng 2 lần/ngày và dùng bàn chải kẽ răng. Bạn cũng có thể cân nhắc sử dụng tăm nước để làm sạch răng hơn.
Như bạn thấy, bạn đã biết được những tác hại có thể xảy ra khi niềng răng. Tiếp theo để trả lời câu hỏi niềng răng có nguy hiểm không, thì mức độ nguy hiểm phụ thuộc vào tay nghề của bác sĩ thực hiện và cách chăm sóc răng miệng của bạn. Nếu hai yếu tố này không được đảm bảo thì chắc chắn niềng răng sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bạn. Hãy nhớ rằng bạn nên làm tư vấn của bác sĩ để bảo vệ sức khỏe răng miệng cho mình.
Như vậy bạn đã biết tác hại của niềng răng hay niềng răng có nguy hiểm không rồi chứ? Từ đó bạn cần hiểu rằng để đảm bảo sự an toàn và hiệu quả khi niềng răng thì cần lựa chọn phòng khám nha khoa uy tín, bác sĩ có kinh nghiêm và có ý thức chăm sóc răng miệng.
Cao Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.