Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Mặc định
Lớn hơn
Không chỉ thường xuyên xuất hiện ở trẻ nhỏ mà tình trạng nổi rôm sảy khi mang thai cũng khá phổ biến. Vậy tình trạng này có gây nguy hiểm và ảnh hưởng đến thai nhi không? Hãy cùng giải đáp băn khoăn này qua nội dung bài viết sau đây nhé.
Nổi rôm sảy khi mang thai là tình trạng nhiều mẹ bầu gặp phải. Tình trạng này có thể thuyên giảm sau vài ngày và hầu như không ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Tuy nhiên, nổi rôm sảy khi mang thai sẽ gây khó chịu và ảnh hưởng đến tâm lý của mẹ bầu. Vậy nên cần phải có hướng giải quyết sớm khi mẹ bầu gặp phải tình trạng này để mẹ bầu luôn ở trong trạng thái vui vẻ, điều này rất tốt cho thai nhi.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nổi rôm sảy khi mang thai, một số nguyên nhân thường gặp gồm:
Rôm sảy được đánh giá là bệnh da liễu lành tình và có thể thuyên giảm khá nhanh chóng. Thông thường, tình trạng nổi rôm sảy khi mang thai chỉ kéo dài trong 3-5 ngày. Không chỉ vậy, rôm sảy hầu như không để lại sẹo hay các biến chứng nguy hiểm khác. Do đó, mẹ bầu không nên quá lo lắng khi bị nổi rôm sảy khi mang thai. Nếu biết cách chăm sóc đúng thì tình trạng này cũng sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.
Thế nhưng, nếu mẹ bầu thường xuyên cào gãi vùng bị rôm sảy thì vùng da đó có thể bị bội nhiễm. Việc này sẽ dẫn đến viêm nang lông, chốc và nhọt. Nếu không sớm can thiệp, tổn thương trên da có thể lan rộng và gây nên các biến chứng nặng nề, Vậy nên, nếu bị nổi rôm sảy khi mang thai, mẹ bầu tuyệt đối không được nặn mụn nước và gãi cào. Thay vì như thế, hãy áp dụng các biện pháp xử lý khoa học để tránh gây tổn thương và cải thiện tình trạng của da cũng như phòng ngừa biến chứng.
Rôm sảy có thể thuyên giảm nhanh chỉ sau vài ngày và có thể biến mất hoàn toàn thông qua việc điều chỉnh thói quen và sử dụng những nguyên liệu tự nhiên để điều trị. Các biện pháp này cũng có độ an toàn cao và hoàn toàn có thể áp dụng cho người đang mang thai.
Những thói quen xấu như mặc quần áo chật, bí hay vệ sinh cơ thể kém,... đều là những yếu tố thuận lợi dẫn đến tình trạng nổi rôm sảy khi mang thai. Vì vậy nên, để ngăn chặn rôm sảy lan rộng và tái phát thì các mẹ bầu cần phải thay đổi những thói quen xấu đó. Việc thay đổi này cũng sẽ giúp hạn chế lượng mồ hôi cơ thể tiết ra. Từ đó, giúp da thông thoáng và tình trạng ngứa ngáy cũng thuyên giảm.
Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng cần phải chú ý đến thực đơn ăn uống. Mẹ bầu cần uống nhiều nước và ăn nhiều trái cây, rau xanh, sữa chua,... Điều này sẽ giúp hạ thân nhiệt và giảm bài tiết mồ hôi quá mức, đồng thời cũng giúp kích thích phục hồi và tái tạo da. Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên hạn chế các loại thực phẩm cay nóng, chứa nhiều đường,... Vì những loại thực phẩm này dễ khiến da đổ mồ hôi.
Nổi rôm sảy khi mang thai không chỉ làm tổn thương da mà còn kèm theo cảm giác ngứa ngáy, nóng rát và khó chịu. Để giảm tình trạng ngứa ngày, mẹ bầu có thể dùng các loại thảo dược tự nhiên như cây sài đất, rau má, lá khế, mướp đắng, lá đào,... Mẹ bầu có thể dùng các loại thảo dược có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và tiêu viêm để nấu nước tắm. Tuy nhiên, trước khi dùng, cần phải rửa sạch các loại thảo dược để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn, ký sinh trùng,...
Việc dùng thuốc để chữa rôm sảy cho bà bầu cần được sự tư vấn của bác sĩ chuyên môn. Nếu tình trạng ngứa ngáy, đau rát không thuyên giảm thì mẹ bầu nên đi khám để được chẩn đoán kịp thời. Hy vọng với bài viết này sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về tình trạng nổi rôm sảy khi mang thai.
Ngọc Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.