Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hiện tượng em bé bị nổi mẩn đỏ trên mặt là tình trạng thường gặp và có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Có trường hợp các nốt đỏ này là vô hại và sẽ tự khỏi sau vài tuần nhưng đôi khi đây lại là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm. Do đó việc tìm hiểu chính xác nguyên nhân sẽ giúp các mẹ có hướng xử lý kịp thời, chăm sóc đúng cách giúp các nốt mẩn đỏ mau chóng biến mất.
Do hệ miễn dịch và sức đề kháng còn non yếu nên chỉ cần tác động dù nhỏ ở môi trường bên ngoài cũng có thể khiến trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị dị ứng, nổi mẩn đỏ trên mặt. Đa số em bé bị nổi mẩn đỏ trên mặt là tình trạng bệnh lý lành tính, không gây nguy hiểm cho sức khỏe. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh không nên chủ quan vì đây cũng có thể là biểu hiện của bệnh lý viêm da mãn tính gây ảnh hưởng không nhỏ đến thẩm mỹ và sức khỏe của trẻ.
Em bé bị nổi mẩn đỏ trên mặt có thể do một số nguyên nhân phổ biến sau:
Đây là biểu hiện sinh lý thường gặp do hormone trẻ nhận từ mẹ, theo thống kê có khoảng 40-50% trẻ sơ sinh khỏe mạnh bị nổi mụn sữa. Nguyên nhân bé bị nổi mụn sữa là do thay đổi môi trường sống và các tuyến bã nhờn trên da trẻ đang học cách bài tiết. Mụn sữa ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện trên mặt, tập trung ở vùng mắt và mũi. Những nốt mẩn đỏ có đầu mủ li ti màu trắng hoặc vàng này còn có thể mọc trên tay, chân, cổ và lưng bé. Tuy nhiên, tình trạng này không đáng lo ngại và thường tự biến mất mà không cần can thiệp.
Em bé bị nổi mẩn đỏ trên mặt có thể là dấu hiệu của bệnh ban đỏ. Đây là bệnh lý phổ biến ở trẻ sinh nhẹ cân (tỷ lệ mắc khoảng 40-70%). Trẻ sơ sinh bị ban đỏ còn kèm theo các triệu chứng khác như: Da sần sùi, rát đỏ, mụn nước, thậm chí có mủ. Biểu hiện ban đỏ có thể xuất hiện ngay sau khi trẻ chào đời, nhưng cũng có trường hợp khởi phát sau 14 ngày. Số lượng và vị trí tổn thương do ban đỏ trên da trẻ sẽ khác nhau trong từng trường hợp.
Điều kiện khí hậu đặc thù tại Việt Nam có thể khiến da trẻ nhỏ dễ bị rôm sảy. Ngoài ra, thói quen sợ con lạnh, quấn tã quá kỹ, ủ bé quá quá nóng hoặc quá chặt của các mẹ cũng khiến tuyến mồ hôi bé bị tắc dẫn đến tình trạng rôm sảy. Em bé bị nổi mẩn đỏ trên mặt do rôm sảy thường hay quấy khóc, ngủ không ngon giấc do các nốt mẩn xuất hiện thành từng mảng đỏ, gây ngứa ngáy và khó chịu vô cùng.
Làn da trẻ nhỏ rất mỏng manh và vô cùng nhạy cảm nên rất dễ nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy khi thời tiết chuyển mùa hay tiếp xúc với tác nhân như: Phấn hoa, bụi bẩn… Một số trường hợp có thể bị mẩn đỏ do dị ứng với thành phần đạm trong sữa bò. Biểu hiện dễ nhận biết nhất là trẻ bị nổi nốt đỏ quanh miệng sau đó lan dần khắp mặt. Đa số trường hợp này thường không có thuốc điều trị và phòng ngừa nên tốt nhất hãy cho trẻ hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng.
Viêm da tiết bã có thể khiến trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị nổi mẩn đỏ trên mặt và toàn thân. Tổn thương da thường tập trung ở vùng da nhiều tuyến bã như: Mặt, đầu và vùng thân trên của bé. Bệnh do nấm Malassezia spp gây ra và dẫn đến một số triệu chứng sau:
Nhiễm trùng da là một trong những nguyên nhân chính khiến em bé bị nổi mẩn đỏ trên mặt. Bệnh do nhiều tác nhân gây ra nhưng chủ yếu là vi trùng (chiếm khoảng 17% các trường hợp đến phòng khám). Mỗi loại nhiễm trùng da sẽ có các biểu hiện khác nhau, nhưng đa số các bé sẽ có một số tổn thương sau:
Đa số các trường hợp trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt thường lành tính, không nguy hiểm và sẽ tự khỏi. Thông thường, mẩn đỏ trên mặt ở trẻ sơ sinh sẽ tự biến mất sau vài tuần nếu không có các triệu chứng khác như: Nhiễm trùng hay tổn thương ở các cơ quan khác.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nổi mẩn đỏ ở mặt có thể là dấu hiệu của trẻ nhiễm virus, vi khuẩn nặng hoặc mắc các bệnh lý nguy cơ cao, gây giảm sức đề kháng. Các triệu chứng cần chú ý bao gồm:
Nếu trẻ có những dấu hiệu khác đi kèm hoặc các triệu chứng trở nặng, ảnh hưởng đến toàn thân bố mẹ cần chú ý đưa trẻ đến bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời, vì có thể đây là dấu hiệu của các bệnh lý nặng tiềm ẩn.
Tùy vào nguyên nhân gây nổi mẩn đỏ trên mặt, trẻ sẽ được điều trị với cách tương ứng. Tuy nhiên, có những cách xử lý cơ bản mẹ cần lưu ý:
Vệ sinh da là bước quan trọng trong quy trình chăm sóc trẻ sơ sinh nhất là khi con bị nổi mẩn đỏ trên mặt và toàn thân. Lúc này, để tránh tổn thương da trở nên nghiêm trọng hơn bố mẹ cần có cách vệ sinh da phù hợp và cần lưu ý:
Để sớm cải thiện tình trạng em bé bị nổi mẩn đỏ trên mặt, mẹ nên tránh để con tiếp xúc với các chất gây dị ứng như: Phấn hoa, bụi bẩn, lông vật nuôi và hóa chất. Đảm bảo vệ sinh thân thể cho bé sạch sẽ và không để bé sinh hoạt ở những nơi ẩm ướt thiếu ánh sáng. Đồng thời, cần lau miệng cho bé, lau sạch quầng vú và núm vú sau khi cho trẻ bú để tránh nhiễm khuẩn.
Da bé nhạy cảm nên bố mẹ chọn trang phục thoải mái, phù hợp nhất là khi con đang bị nổi mẩn đỏ. Hãy cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, chất liệu mềm mại để tránh cọ xát làm tổn thương da bé. Đồng thời tránh để các đường chỉ khâu cọ xát lên da khiến bé bị đau rát vết mẩn.
Để tránh tình trạng trẻ sơ sinh bị mẩn đỏ do dị ứng mẹ nên tránh ăn những thực phẩm có thể gây dị ứng như: Đậu phộng, hải sản, đồ ăn quá mặn và nhiều dầu mỡ trong giai đoạn đang cho con bú. Thay vào đó, nên ăn nhiều rau xanh, trái cây cùng các thực phẩm có tính mát nhằm giúp cải thiện sức khỏe da của bé.
Tuy ít gây ra các biến chứng nặng nề nhưng tình trạng nổi mẩn đỏ trên mặt gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ và thói quen sinh hoạt của trẻ. Bên cạnh việc điều trị, bố mẹ nên chú ý thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau:
Trên đây là những kiến thức cơ bản về tình trạng em bé bị nổi mẩn đỏ trên mặt mà Nhà thuốc Long Châu muốn chia sẻ đến bạn. Để tránh tình trạng tổn thương da nghiêm trọng hơn, bố mẹ nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa và theo dõi sự phát triển của bé. Nếu mẩn đỏ không được cải thiện sau một thời gian hoặc có triệu chứng nghiêm trọng hơn, hãy đưa con đến bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời bạn nhé!
Bố mẹ cũng cần chú ý trường hợp trẻ sốt 3 ngày sau phát ban, kèm các vấn đề như đau đầu, đau nhức cơ, sưng hạch bạch huyết thì có thể là triệu chứng cảnh báo bệnh sốt xuất huyết. Hãy nhanh chóng đăng ký tiêm vắc xin sốt xuất huyết cho trẻ từ 4 tuổi và người lớn tại Long Châu sớm nhất, bảo vệ sức khỏe gia đình!
Xem thêm: Trẻ 2 tuổi ngủ đêm hay lăn lộn nguyên nhân do đâu?
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.