Tình trạng rôm sảy ở trẻ em và những thông tin cha mẹ cần biết
Ngày 19/04/2024
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Trẻ em là đối tượng dễ bị rôm sảy nhất. Khi trẻ bị rôm sảy, bé sẽ vô cùng bứt rứt, khó chịu, kém ăn, khó ngủ. Vậy cha mẹ cần làm gì để chữa rôm sảy ở trẻ em? Nếu có con đang bị rôm sảy hay thường xuyên bị rôm sảy, bạn nhất định không nên bỏ qua bài viết này!
Trong số các bệnh về da ở trẻ em, rôm sảy có lẽ là bệnh thường gặp nhất. Đây là một dạng tổn thương lành tính, có thể tự khỏi. Tuy nhiên, nếu không chăm sóc tốt, tại vị trí rôm sảy có thể xảy ra viêm, nhiễm trùng. Dù gây ra triệu chứng khó chịu ở mức độ nặng hay nhẹ, tình trạng rôm sảy ở trẻ em nên được điều trị và kiểm soát càng sớm càng tốt.
Rôm sảy ở trẻ em là gì? Dạng rôm sảy nào thường gặp ở trẻ em?
Rôm sảy ở trẻ em là bệnh da liễu tự phát, không có khả năng lây truyền và khá lành tính. Bệnh có thể gây triệu chứng ngứa rát khó chịu trong thời gian ngắn rồi tự khỏi. Nhưng những dạng rôm sảy mủ hoặc rôm sảy không được chăm sóc tốt dẫn đến bội nhiễm có thể để lại biến chứng nghiêm trọng. Thậm chí, theo thống kê, có khoảng 20 - 50% trẻ em tử vong do nguyên nhân liên quan đến rôm sảy.
Rôm sảy kết tinh là mức độ rôm sảy nhẹ nhất và thường gặp nhất ở trẻ em. Ở dạng này, trẻ bị nổi những mụn nước nhỏ li ti nhìn như tinh thể, ở các vị trí như mặt, gáy, cổ, ngực, nách, bẹn, lưng… Những nốt rôm sảy dạng này không sâu, có thể có nước. Chúng có thể tự khỏi trong vòng vài ngày.
Rôm sảy đỏ ở trẻ em đặc trưng bởi những nốt sần đỏ mọc chi chít ở thân mình, ở lưng hay ở các vùng quần áo thường xuyên cọ xát vào da. Triệu chứng của rôm sảy đỏ dễ bị nhầm lẫn với bệnh sởi.
Rôm sảy mủ ở trẻ em là biến chứng của rôm sảy dạng tinh thể khi không được điều trị kịp thời.
Rôm sảy sâu ở trẻ em là tình trạng hiếm gặp nhất và nặng nhất. Khi đó, trên cơ thể trẻ sẽ xuất hiện những nang to dễ vỡ, mang đến cảm giác khó chịu đau rát. Đây là biến chứng của rôm sảy đỏ khi không được điều trị đúng cách gây nhiễm trùng.
Thói quen che chắn, ủ ấm, bao bọc con quá kỹ, mặc cho con quá nhiều quần áo của một số bà mẹ khi sợ con bị gió lạnh hay sợ con bị côn trùng đốt.
Quần áo của trẻ quá kín, bí bách hoặc bó sát cơ thể khiến mồ hôi không được thấm hút và làm khô.
Trẻ vận động quá nhiều khiến cơ thể tăng tiết mồ hôi. Cùng với đó là việc vệ sinh thân thể không kỹ càng khiến vi khuẩn tích tụ trên da gây rôm sảy ở trẻ em và các vấn đề về da khác.
Môi trường sống của trẻ, đặc biệt là phòng ngủ quá nóng bí, không thoáng gió, nhiệt độ quá cao khiến trẻ bị nóng, tăng tiết mồ hôi, da thường xuyên ẩm ướt.
Rôm sảy ở trẻ sơ sinh xuất hiện cũng có thể do nguyên nhân tắc nghẽn tuyến mồ hôi khiến mồ hôi của trẻ không thoát hết ra ngoài. Điều này dễ xảy ra với trẻ sơ sinh có tuyến mồ hôi chưa phát triển hoàn thiện.
Hệ miễn dịch và khả năng đề kháng tự nhiên của da trẻ còn yếu nên dễ bị nhiễm trùng, mụn nhọt và rôm sảy.
Rôm sảy ở trẻ em có nguy hiểm không?
Bệnh rôm sảy ở trẻ em hầu hết đều lành tính và tự khỏi mà không cần điều trị y khoa. Tuy nhiên, nếu không chăm sóc da cho bé đúng cách, bé có thể phải đối mặt với một số biến chứng nguy hiểm như:
Khi trẻ ngứa ngáy khó chịu sẽ có phản ứng gãi nhiều làm da trầy xước. Nếu vi khuẩn xâm nhập vào các vết trầy xước này có thể gây nhiễm trùng, mưng mủ tại vị trí tổn thương thậm chí nhiễm trùng máu.
Trẻ gãi nhiều nếu không bị nhiễm trùng cũng có thể có nguy cơ tổn thương da và hình thành sẹo xấu.
Rôm sảy nặng trong điều kiện thời tiết nắng nóng cao điểm có thể khiến trẻ bị choáng, sốc nhiệt. Biểu hiện của sốc nhiệt ở trẻ em có thể là mạch đập nhanh, đau đầu, huyết áp hạ…
Các biến chứng do rôm sảy dù không phổ biến nhưng chúng ta vẫn phải cảnh giác. Đây là lý do vì sao dù trẻ chỉ bị rôm sảy nhẹ, cha mẹ cũng không nên lơ là việc chăm sóc kỹ càng.
Nên chọn quần áo cho trẻ có những chất liệu mỏng, nhẹ, thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt.
Vào mùa nóng, mẹ không nên bao bọc trẻ quá kỹ, không nên quấn kín cổ, mặc nhiều lớp áo vì dễ khiến mồ hôi ứ đọng gây rôm sảy.
Nguy cơ rôm sảy ở trẻ em sẽ giảm đáng kể khi nhiệt độ phòng bé ở mức dễ chịu. Vào mùa nóng, bạn nên dùng quạt thông gió, điều hòa để làm dịu cảm giác oi nóng, vừa phòng rôm sảy vừa giúp trẻ ngủ ngon hơn.
Tắm táp, vệ sinh cho trẻ hàng ngày vào mùa nóng. Những vị trí nhiều nếp gấp và thường tích tụ mồ hôi cần được vệ sinh kỹ càng. Sau khi tắm xong, mẹ nên dùng khăn bông mềm thấm khô cơ thể trẻ.
Khi dùng các sản phẩm dưỡng da, dưỡng ẩm cho trẻ vào mùa nóng mẹ cần hết sức lưu ý. Các sản phẩm có kết cấu đặc có thể làm bít tắc lỗ chân lông, dẫn đến mụn nhọt, rôm sảy ở trẻ.
Trên thị trường hiện nay có nhiều loại kem trị rôm nhưng không phải loại nào cũng phù hợp với làn da của trẻ em. Khi con bị rôm sảy, cha mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để dùng các sản phẩm kem trị rôm sảy cho bé như: Kem làm dịu da cho bé Kutie Skin, Oatrum Kids, Kowa Nhật Bản, Yoosun, Bepanthen…
Tóm lại, rôm sảy ở trẻ em là tình trạng khá thường gặp và hầu hết các bé đều trải qua ít nhất một lần vào mùa nắng nóng. Khi con có dấu hiệu rôm sảy, cha mẹ cần chăm sóc làn da nhạy cảm của bé đúng cách để tránh làm các tổn thương da thêm nghiêm trọng. Trong trường hợp cần thiết, cha mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để dùng thuốc trị rôm sảy phù hợp.
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.