Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tình trạng nôn trớ ở trẻ em luôn là điều khiến cha mẹ phải lo lắng vì không rõ nguyên nhân và khiến cơ thể trẻ không hấp thu được dinh dưỡng từ sữa mẹ. Tuy đây chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường ở trẻ sơ sinh nhưng nó cũng có thể tiềm ẩn bệnh lý nào đó mà cha mẹ không nên chủ quan.
Cha mẹ không nên chủ quan với hiện tượng trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều lần trong ngày, cần phải theo dõi khi bé thường xuyên đưa bé đến gặp bác sĩ ngay khi nghi ngờ tình trạng nôn của bé là xảy ra biểu hiện bất thường của các loại bệnh lý. Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về tình trạng này của trẻ sơ sinh qua bài viết dưới đây nhé.
Trẻ sơ sinh bị nôn trớ sữa sau khi bú là hiện tượng rất phổ biến và được xem như là bình thường, còn có tên gọi khác là nôn trớ sinh lý hoặc nôn trớ lành tính. Nguyên nhân xuất hiện tình trạng nôn trớ là vì dạ dày của bé còn nằm ngang, cơ thắt tâm vị yếu làm cho trẻ hay bị nôn sau ăn. Tuy nhiên, hiện tượng này sẽ suy giảm khi bé lớn lên và mất hoàn toàn khi trẻ được 1 tuổi trở lên.
Để khắc phục tình trạng nôn trớ, cha mẹ có thể bế bé theo tư thế đứng thẳng sau mỗi lần bú để bé có thể dễ dàng ợ hơi, nên tránh không cho bé bú quá nhiều mỗi lần, đồng thời cũng không nên để bé quá đói rồi mới cho bú. Khi đã cho bé bú xong xuôi thì cha mẹ có thể yên tâm đặt bé nằm ngửa lúc ngủ, bởi tư thế này không hề làm tăng tỷ lệ ngạt thở ở trẻ hay bị nôn trớ, mà còn giúp suy giảm nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh.
Do hệ tiêu hóa ở trẻ sơ sinh chưa được phát triển hoàn toàn, dạ dày nằm theo vị trí ngang, chưa có độ cong như ở người trưởng thành, cộng thêm việc cơ thắt tâm vị hoạt động kém nên mới xuất hiện tình trạng nôn trớ. Ngoài ra, các biểu hiện khác như cho bé ăn quá no, đặt bé nằm sai tư thế, cho bé nằm vặn mình,... cũng là nguyên nhân khiến cho bé bị nôn trớ nhiều.
Trung bình thì dạ dày của trẻ sơ sinh chỉ có thể chứa được 7-13ml/lần ăn; đối với giai đoạn 3-6 ngày có thể chứa được 30-60ml/lần ăn, giai đoạn 1 tháng tuổi có thể chứa được 80-150ml/lần ăn và từ giai đoạn 6-12 tháng có thể chứa được 200-250ml/lần ăn. Nếu cha mẹ cho bé ăn vượt quá mức chứa cho phép của dạ dày sẽ làm cho các bé bị nôn trớ.
Cách để giải quyết tình trạng này đó chính là mẹ cần chia nhỏ khẩu phần ăn của bé, không nên cho bé ăn hoặc bú quá no trong 1 lần, đồng thời cũng nên có sự nghỉ ngơi giữa các bữa ăn.
Đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ sơ sinh bị nôn trớ. Những bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh là: Viêm dạ dày, lồng ruột, viêm ruột,... và có thể kèm theo một số dấu hiệu như phát ban, đau bụng dữ dội, sốt, hay quấy khóc,...
Nếu như cha mẹ thấy con mình có những biểu hiện giống như trên thì nên cho bé đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và đưa ra những phương pháp chữa trị kịp thời, không nên tự ý chữa bệnh tại nhà để tránh mắc phải những hậu quả không đáng có.
Một số dấu hiệu phổ biến của nguyên nhân này như: Bụng trở nên cứng hơn, đi tiểu ít, chướng bụng, quấy khóc nhiều, lười bú, bú ít,... Đối với tình trạng này cha mẹ có thể tham khảo một số loại thuốc hoặc cho bé đến gặp bác sĩ để suy giảm bệnh.
Nếu như cha mẹ thấy con mình có những biểu hiện nôn trớ liên tục và nhiều lần trong ngày thì rất có thể là do con bị ngộ độc thức ăn. Từ đó sẽ xuất hiện một số đặc trưng tiêu biểu như: Tiêu chảy, co giật, sốt, phát ban. Lúc này cha mẹ nên đưa con mình đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện gần nhà nhất để có thể được điều trị kịp thời.
Việc trẻ sơ sinh nôn trớ nhiều lần trong ngày sẽ dẫn đến tình trạng bé bị mất nước nghiêm trọng, vì thế cha mẹ cần phải lưu ý một số điều sau:
Trường hợp trẻ sơ sinh nôn trớ quá nhiều trong nhiều ngày liên tiếp thì cha mẹ cần đưa con đến các cơ sở uy tín để được các bác sĩ chẩn đoán tình trạng bệnh. Ngoài ra, nếu bé xuất hiện những biểu hiện bất thường như:
Có thể nói nôn trớ là biểu hiện sinh lý xảy ra rất phổ biến ở trẻ sơ sinh, tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của các bé. Cha mẹ hãy nhờ tới sự trợ giúp của bác sĩ để các bé được xác định rõ nguyên nhân mắc bệnh và được chữa trị kịp thời nhé.
Tạ Quỳnh
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.