Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trong Đông y, Cam thảo được coi như là một loại dược liệu quý chuyên dùng để điều trị nhiều loại bệnh khác nhau. Trong đó, nổi bật nhất chính là hai loại Cam Thảo Bắc và Cam Thảo Nam. Tuy nhiên, có ít người biết phân biệt hai loại Cam thảo này.
Từ hàng trăm năm về trước, cây Cam Thảo đã được phát hiện ra để chữa bệnh. Ở Việt Nam được phân chia thành hai loại là Cam Thảo là Cam Thảo Bắc và Cam Thảo Nam. Tuy hai vị thuốc này có tên gọi gần giống nhau nhưng lại có những đặc điểm và khả năng điều trị bệnh khác nhau hoàn toàn. Hãy cùng nhà thuốc Long Châu phân biệt rõ ràng hai vị thuốc này qua bài viết dưới đây để tránh nhầm lẫn trong việc sử dụng nhé.
Cam Thảo Bắc có tên gọi khoa học là Glycyrrhiza glabra, thuộc thực vật họ Đậu (Fabaceae). Loại cây này có xuất xứ từ Trung Quốc, hiện nay đang được trồng với quy mô khá lớn. Ngày nay, cam thảo bắc ngày càng được nhập khẩu nhiều về Việt Nam và được trồng khá đa dạng ở một số nơi như Hà Giang, Điện Biên, Sơn La,...
Đặc điểm của Cam Thảo Bắc:
Hiện nay, Cam Thảo Bắc được trồng với quy mô lớn ở Trung Quốc, do đó dược liệu nước ta chủ yếu là phải nhập từ Trung Quốc. Loại thảo dược này sau 3 - 4 năm thì thu hoạch vào cuối thu hoặc vào mùa đông khi cây đã tàn lụi. Có thể sử dụng ở dạng bột mịn, dạng sống hoặc dạng tẩm mật. Bộ phận thường dùng nhất chính là rễ hoặc thân rễ phơi/sấy khô.
Cam Thảo Nam có tên gọi khoa học là Scoparia dulcis L. thuộc họ Hoa mõm sói (Scrophulariaceae). Ngoài ra, nó cũng có tên thường gọi là cam thảo đất, Dã cam thảo, Trôm lay,...
Đặc điểm của Cam Thảo Nam:
Cam Thảo Nam được phân bố chủ yếu là mọc hoang khắp nơi ở Việt Nam. Ngoài ra, ở miền nam Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Ấn Độ, châu Mỹ đều có. Loại cây này có thể thu hoạch cả năm, dùng tươi hoặc phơi khô. Đào toàn cây cả rễ, sau đó rửa sạch đất cát rồi đem đi phơi hoặc sấy khô là có thể dùng được.
Trong Cam Thảo Bắc có chứa nhiều thành phần hóa học vô cùng có lợi cho sức khỏe, trong đó, Glycyrrhizin là một loại saponin quan trọng nhất của rễ cam thảo, chứa hàm lượng cao (10 - 14% trong dược liệu khô) và thường có vị rất ngọt (gấp 50 lần đường saccharose).
Nhóm hoạt chất quan trọng thứ hai có ở trong rễ cam thảo là Flavonoid, chứa hàm lượng 3 - 4% bao gồm liquiritin, isoliquiritin, soflavan , isoflavone, isoflaven,… Ngoài ra, Cam Thảo Bắc còn chứa các dẫn chất triterpenoid khác như acid liquiritic, acid 18-alpha-hydroxy-glycyrrhetic, acid liquiridiolic, isoglabrolid, acid 24-hydroxyglycycrrhetic, glabrolid, desoxyglabrolid, 24-alpha-hydroxyisoglabrolid, acid 11-desoxoglycyrrhetic, acid 24-hydroxy 11-desoxoglycyrrhetic.
Bên cạnh đó, một số dẫn chất coumarin cũng được tìm thấy ở trong loại thảo dược này như umbelliferon, herniarin, liqcoumarin,... Rễ cam thảo còn chứa khoảng 20 - 25% tinh bột và 3 - 10% glucose và saccharose.
Cam Thảo Nam có chứa alkaloid và một chất đắng, cũng có chứa nhiều acid silicic và một hoạt chất khác gọi là amelin. Phần ở trên mặt đất có chứa một chất dầu sền sệt mà ở trong thành phần có chứa dulcitol, scopariol, (+)manitol, glucose. Rễ chứa (+)manitol, tannin, alkaloid, triterpenoids: Friedelin, glutinol-a-amarin, acid betulinic, acid dulcinic, acid iflaionic, scoparic A, B, C, D scopadulcic (A: R = COOH, R’ = CH2OH; B: R = Me, R’ = COOH).
Bài viết trên nhà thuốc Long Châu đã giúp bạn đọc so sánh về hai loại thảo dược là Cam Thảo Bắc và Cam Thảo Nam. Hy vọng với những thông tin trong bài viết này sẽ giúp cho bạn hiểu rõ hơn về hai loại cây này, từ đó biết cách sử dụng đúng đắn để điều trị bệnh.
Tạ Quỳnh
Nguồn tham khảo: Novaco.vn