Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Phẫu thuật mềm sụn thanh quản có nguy hiểm không?

Ngày 27/03/2023
Kích thước chữ

Bệnh mềm sụn thanh quản là bất thường bẩm sinh thanh quản thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh. Vậy phẫu thuật mềm sụn thanh quản có nguy hiểm không, cùng tìm hiểu nhé!

Bệnh mềm sụn thanh quản là bất thường thanh quản thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh. Khi trẻ lớn lên, nó thường tự biến mất mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu tình trạng bệnh nặng hơn thì phẫu thuật được coi là biện pháp hữu hiệu nhất để tránh những hệ lụy về sau cho sức khỏe. Vậy phẫu thuật mềm sụn thanh quản có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu nhé!

Mềm sụn thanh quản nguyên nhân do đâu

Chưa có nguyên nhân chính xác của bệnh mềm sụn thanh quản. Đây thông thường là bẩm sinh. Nó có thể được gây ra bởi trương lực cơ yếu và cơ chưa trưởng thành ở đường hô hấp trên.

Khi trẻ sơ sinh bị mềm sụn thanh quản, sụn phễu hoặc nắp thanh môn bị mềm. Những mô mềm này bị đẩy vào đường dẫn khí, gây tắc nghẽn tạm thời một phần đường thở dẫn khí khi hít vào.

Mềm sụn thanh quản là một trong những bệnh lý bẩm sinhMềm sụn thanh quản là một trong những bệnh lý bẩm sinh

Chẩn đoán mềm sụn thanh quản

Bệnh mềm sụn thanh quản ở trẻ sơ sinh được phát hiện bằng phương pháp nội soi với ống mềm, lúc này các bác sĩ sẽ thấy được những bất thường đặc trưng của bệnh mềm sụn thanh quản.

Nội soi huỳnh quang đường thở có thể thấy đường thở và những cấu trúc khác ở cổ, ngực khi trẻ đang thở.

Uống chất cản quang barium là một xét nghiệm dùng để nhìn thấy cấu trúc xung quanh đường dẫn khí, thực quản và dạ dày trong khi trẻ nuốt chất lỏng đặc biệt này. Phương pháp này ít được sử dụng do kỹ thuật và phương pháp thăm dò ngày càng tiến bộ.

Sau đó, bác sĩ sẽ chỉ định chụp X-quang, nếu cần, để xác định các vấn đề có thể đi kèm bệnh. Chụp X-quang vùng cổ và ngực sẽ giúp bác sĩ nhìn thấy cấu trúc của đường hô hấp dẫn khí dưới nắp sụn thanh môn.

Trẻ cần được hỗ trợ y tế khi có các triệu chứng dưới đây:

  • Tím tái hoặc ngưng thở trong hơn 15 giây
  • Cơ ngực và cổ của trẻ liên tục co rút hoặc lõm trong một thời gian dài
  • Ăn khó khăn, sặc sữa, không đủ lượng thông thường hoặc giảm lượng phân trong tã.
  • Khó tăng cân hoặc giảm cân.
Trẻ thường xuyên bị sặc sữa là một trong những dấu hiệu bệnh mềm sụn thanh quảnTrẻ thường xuyên bị sặc sữa là một trong những dấu hiệu bệnh mềm sụn thanh quản

Phân loại bệnh mềm sụn thanh quản

Dựa vào các triệu chứng lâm sàng, chúng ta có thể chia mềm sụn thanh quản thành các loại sau:

  • Mức độ nhẹ: Nghe thấy tiếng thở rít và qua nội soi phát hiện được các dấu hiệu của mềm sụn thanh quản, nhưng bệnh nhân không có suy hô hấp đi kèm và không có bằng chứng về chậm tăng trưởng.
  • Mức độ trung bình: Có tiếng rít, khó cho ăn, bệnh nhân sụt cân hoặc không tăng đủ cân.
  • Mức độ nghiêm trọng: Khó thở nghiêm trọng và tắc nghẽn đường thở, chậm phát triển, khó nuốt, thiếu oxy hoặc tăng nồng độ CO2 máu, tăng huyết áp phổi, ngưng thở khi ngủ, biến dạng lồng ngực nghiêm trọng (vùng ức lõm) và chậm phát triển hệ thần kinh, vận động.
Tùy thuộc vào triệu chứng lâm sàng mà có 3 mức độ bệnh mềm sụn thanh quảnTùy thuộc vào triệu chứng lâm sàng mà có 3 mức độ bệnh mềm sụn thanh quản

Phẫu thuật mềm sụn thanh quản có nguy hiểm không?

Hầu hết trẻ bị mềm sụn thanh quản sẽ tự khỏi sau 18-24 tháng tuổi, một số ít trẻ bị mềm sụn thanh quản nặng phải điều trị bằng phẫu thuật.

Phẫu thuật mềm sụn thanh quản khó tránh khỏi những biến chứng có thể xảy ra. Do đó, cần thực hiện phẫu thuật tại trung tâm y tế có trang thiết bị hiện đại, đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm để hạn chế tối đa các biến chứng có thể xảy ra.

Phẫu thuật thanh quản chỉ được chỉ định với trường hợp bệnh diễn biến ở mức độ trung bình và nặng. Cụ thể:

Mức độ trung bình:

  • Phẫu thuật được chỉ định khi bệnh nhân bị tắc nghẽn đường thở nặng và gây suy hô hấp, hoặc khi người bệnh không thể bú (ăn) đủ để phát triển bình thường.
  • Phẫu thuật được sử dụng phổ biến nhất là phương pháp tạo hình sụn phễu, tái tạo lại nắp thanh quản và giải phóng sự tắc nghẽn. Mở khí quản khi cần thiết.

Tuy nhiên, cần lưu ý đến các nguy cơ tai biến và di chứng của mở khí quản (tỷ lệ tử vong liên quan đến mở khí quản là 2%).

Mức độ nghiêm trọng:

  • Phẫu thuật thực hiện khi bệnh mềm sụn thanh quản ở mức độ nặng gặp ở 10%-15% trường hợp.
  • Tạo hình nẹp phễu – thanh nhiệt nhằm giải phóng tắc nghẽn vùng thượng thanh môn là một biện pháp thường được sử dụng.

Phẫu thuật điều trị bệnh mềm sụn thanh quản sẽ an toàn nếu được thực hiện đúng bởi bác sĩ có chuyên môn cùng đầy đủ các trang thiết bị y tế cần thiết. Vì vậy, cần đến cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để thăm khám và điều trị nhằm giảm thiểu những rủi ro có thể xảy ra.

Phẫu thuật mềm sụn thanh quản có nguy hiểm không là thắc mắc của nhiều bậc phụ huynhPhẫu thuật mềm sụn thanh quản có nguy hiểm không là thắc mắc của nhiều bậc phụ huynh

Cách chăm sóc trẻ bị mềm sụn thanh quản

Cơ thể của trẻ em vốn rất yếu, trẻ bị mềm sụn thanh quản cần được chăm sóc đặc biệt. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần chú ý để có cách chăm sóc trẻ sao đúng cách và an toàn. Cụ thể:

  • Để trẻ nằm ở tư thế nghiêng khi cho ăn cần điều chỉnh lượng thức ăn ít hơn so với trẻ bình thường nhưng vẫn đảm bảo đủ chất.
  • Thường xuyên đưa trẻ đi đo nồng độ oxy trong máu, để kịp thời phát hiện và hỗ trợ oxy.
  • Cần theo dõi sớm các triệu chứng của trẻ và điều trị trẻ bị nhuyễn thanh quản để tránh các biến chứng có thể xảy ra.

Trên đây là những chia sẻ của về phẫu thuật mềm sụn thanh quản có nguy hiểm không? Hy vọng thông tin này giải quyết các thắc mắc và lo lắng của bạn. Chúc bạn sức khỏe!

Nguyễn Nhung

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin