Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Phơi nhiễm là một thuật ngữ y học mà khi nhắc đến chúng ta thường nghĩ ngay đến trong bệnh truyền nhiễm như HIV, viêm gan B, viêm gan C. Vậy phơi nhiễm là gì? Có nguy hiểm không? Cách xử lý và chữa trị phơi nhiễm ra sao?
Khi gặp phải tình trạng phơi nhiễm rất có thể bạn sẽ bị lây nhiễm HIV, viêm gan B, viêm gan C nếu không được xử lý đúng cách và kịp thời. Vì vậy bài viết sẽ chia sẻ những kiến thức cần biết về vấn đề: Phơi nhiễm là gì? Có nguy hiểm không cũng như cách xử lý và điều trị khi gặp phải.
Vậy khái niệm của phơi nhiễm là gì? Đây là một thuật ngữ thuộc lĩnh vực Y học, được dùng để nói đến sự tiếp xúc giữa niêm mạc hay vùng da tổn thương của người không mắc các bệnh (HIV, viêm gan B, viêm gan C) với máu, mô hoặc dịch cơ thể của người mắc bệnh (HIV, viêm gan B, viêm gan C).
Nếu bị phơi nhiễm, bạn có thể có nguy cơ cao bị lây nhiễm HIV, viêm gan B hay C. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần xác định rõ trường hợp nào mới được gọi là phơi nhiễm có nguy cơ cao bị lây nhiễm viêm gan B, viêm gan C hay HIV:
Như vậy, nếu máu và dịch cơ thể của người mắc bệnh bắn vào khu vực da lành, không bị trầy xước hoặc đang có vết thương hở thì bạn thuộc nhóm không có nguy cơ bị nhiễm bệnh.
Sau khi biết được phơi nhiễm là gì rồi vậy phơi nhiễm có nguy hiểm không? Có thể khẳng định rằng phơi nhiễm là vô cùng nguy hiểm. Bởi vì nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách thì nguy cơ bạn bị lây nhiễm HIV, viêm gan B và cả viêm gan C là vô cùng lớn. Đặc biệt với HIV, đây là căn bệnh thế kỷ khiến hàng triệu người mất mỗi năm mà chưa có thuốc đặc trị.
Tuy nhiên, bạn cần chú ý rằng trên thực tế không phải trường hợp nào bị phơi nhiễm cũng có thể bị lây bệnh. Điều này còn phụ thuộc nhiều vào việc xử lý vết thương và điều trị tốt hay không.
Cách xử lý và điều trị sẽ tùy thuộc vào từng loại phơi nhiễm là gì và phương tiện gây ra tình trạng này, cụ thể:
Cách xử lý phơi nhiễm đóng vai trò cực kỳ quan trọng và quyết định tới 50% việc bạn có bị nhiễm bệnh hay không. Sau đây là một số bước sơ cứu đơn giản, hiệu quả mà bạn có thể tìm hiểu:
Các chuyên gia, bác sĩ cũng đã thực hiện nghiên cứu và đưa ra các đánh giá nguy cơ phơi nhiễm ở mức cao và thấp như sau:
Nguy cơ phơi nhiễm HIV, viêm gan B, C ở mức cao:
Nguy cơ phơi nhiễm ở mức thấp:
Cách điều trị phơi nhiễm HIV, viêm gan B hay viêm gan C đóng vai trò cực kỳ quan trọng quyết định nhiều tới việc bạn có bị lây nhiễm các bệnh kể trên hay không.
Điều trị phơi nhiễm HIV
Hiện nay chưa có thuốc phơi nhiễm HIV mà chỉ có thuốc có tác dụng thuyên giảm triệu chứng, kéo dài tuổi thọ của bệnh nhân. Trong trường hợp không có nguy cơ lây nhiễm thì có thể không cần phải điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV. Còn nếu có nguy cơ cao lẫn thấp thì nên áp dụng phương pháp chữa trị kịp thời bằng ARV.
Nên bắt đầu điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV bằng ARV càng sớm càng tốt, thời điểm tốt nhất là sau 2 đến 6 tiếng và muộn nhất là sau 72 tiếng. Trong trường hợp không thể phòng ngừa được việc lây nhiễm HIV, thì việc điều trị phơi nhiễm sớm cũng có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh và làm chậm sự xuất hiện của AIDS.
Thông thường, điều trị dự phòng phơi nhiễm bằng phương pháp ARV sau phơi nhiễm sẽ kéo dài ít nhất 4 tuần. Trong quá trình điều trị phơi nhiễm HIV, bệnh nhân cần tuân thủ thực hiện các biện pháp dự phòng lây nhiễm sang cho người khác. Phác đồ điều trị cơ bản sẽ được áp dụng với người có nguy cơ lây nhiễm thấp. Phác đồ mở rộng được áp dụng cho phơi nhiễm HIV có nguy cơ cao.
Trong thời gian điều trị, bác sĩ cũng cần thực hiện một số kiểm tra, xét nghiệm để biết thuốc ARV có gây tác dụng phụ cho bệnh nhân hay không. Cụ thể:
Đặc biệt, bệnh nhân sẽ phải xét nghiệm HIV sau các mốc thời gian 1, 3 và 6 tháng kể từ khi bị phơi nhiễm. Sau 6 tháng nếu kết quả âm tính, người bị phơi nhiễm đã tránh khỏi khả năng bị lây nhiễm HIV.
Hiện nay, chỉ có các đối tượng công an, bác sĩ đang làm nhiệm vụ chuyên môn mà không may bị phơi nhiễm HIV mới được điều trị dự phòng miễn phí. Trường hợp tự phơi nhiễm ngoài cộng đồng sẽ không được miễn phí nhưng cũng có thể khám bác sĩ và tự mua thuốc điều trị.
Điều trị phơi nhiễm viêm gan B, viêm gan C
Với phơi nhiễm viêm gan B thì tiêm Globulin là biện pháp tốt nhất để phòng ngừa lây nhiễm căn bệnh này. Đây là một loại huyết thanh miễn dịch điều trị ngay trong trường hợp:
Tiêm Globulin miễn dịch đặc hiệu viêm gan B nếu thực hiện 7 ngày sau phơi nhiễm qua đường máu hoặc từ mẹ sang con và 14 ngày qua đường tình dục thì hoàn toàn không mang lại hiệu quả.
Với viêm gan C, hiện chưa có thuốc tiêm chủng đối với bệnh này.
Bài viết vừa rồi đã cung cấp những thông tin bổ ích liên quan đến vấn đề: Phơi nhiễm là gì và cách xử lý và điều trị khi gặp phải. Tuy nhiên để biết chi tiết hơn và chính xác hơn về những thông tin này, bạn có thể liên hệ với các bác sĩ, chuyên gia để được tư vấn.
Phương Nhi
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...