Trễ kinh là biểu hiện khác thường của chu kỳ kinh nguyệt mà hầu như chị em nào cũng sẽ phải gặp phải. Khi nhận thấy mình bị trễ kinh không do mang thai, chị em luôn tìm cách để kinh nguyệt sớm trở lại. Một chế độ ăn uống hợp lý giúp cải thiện phần nào tình trạng này. Vậy phụ nữ bị trễ kinh uống gì cho máu ra?
Trễ kinh là hiện tượng bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt mà hầu như chị em nào cũng trải qua ít nhất một lần. Tình trạng này khiến nhiều chị em lo lắng. Cùng theo dõi bài viết để tìm hiểu bị trễ kinh uống gì cho máu ra?
Nguyên nhân gây trễ kinh là gì?
Một chu kỳ kinh nguyệt khỏe mạnh trung bình cách nhau từ 28 - 32 ngày. Tuy nhiên, đối với một số chị em, chu kỳ kinh nguyệt có thể không đều đặn. Khi khoảng cách giữa các kỳ kinh lớn hơn 35 ngày hoặc ít hơn 21 ngày, chu kỳ kinh nguyệt được coi là không đều.
Trễ kinh thường là dấu hiệu của việc mang thai, nhưng cũng có thể do nhiều nguyên nhân khác. Độ dài của chu kỳ kinh nguyệt có thể thay đổi do tình trạng sức khỏe hoặc lối sống của bạn, bao gồm:
Tác dụng phụ của một số thuốc như kháng sinh hoặc thuốc tránh thai,...
Bị trễ kinh uống gì cho máu ra?
Bị trễ kinh uống gì cho máu ra là một chủ đề rất được nhiều chị em quan tâm. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng trễ kinh, từ việc mang thai đến các bệnh lý phụ khoa. Vì vậy, chị em nên đến thăm khám bác sĩ để xác định nguyên nhân cụ thể. Trong trường hợp trễ kinh do căng thẳng hoặc lối sống, chị em có thể điều chỉnh và thử một số biện pháp tự nhiên để kích thích kinh nguyệt như sau:
Uống đủ nước
Nước chiếm hơn 70% trong cơ thể con người. Việc uống đủ nước sẽ giúp chuyển hóa dinh dưỡng, đào thải chất độc và các cơ quan trong cơ thể vận hành trơn tru hơn, bao gồm cả hệ thần kinh và nội tiết. Uống đủ nước sẽ giúp điều hòa kinh nguyệt tốt hơn và hạn chế tình trạng trễ kinh.
Nước gừng
Gừng chứa các hợp chất sinh học giúp tăng nhiệt độ cơ thể và kích thích hành kinh. Nó cũng có tác dụng chống co thắt, giảm đau bụng kinh. Gingerol trong gừng có thể làm giảm viêm nhiễm trong chu kỳ kinh nguyệt. Để sử dụng, bạn có thể nghiền gừng để lấy nước, thêm mật ong và uống. Hoặc bạn có thể đun vài lát gừng trong nước sôi trong 3 phút để làm trà gừng và uống khi còn ấm.
Nước ép đu đủ
Trễ kinh uống gì cho nhanh ra? Nước ép đu đủ và các món ăn chế biến từ đu đủ thường được khuyên dùng khi bị trễ kinh. Đu đủ có khả năng kích thích co bóp tử cung và giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. Trong đu đủ, chất carotene giúp kích thích hormone estrogen, từ đó thúc đẩy hiện tượng hành kinh.
Thực phẩm giàu vitamin C
Thực phẩm chứa nhiều vitamin C có thể kích thích kinh nguyệt bằng cách tăng nồng độ estrogen trong cơ thể, từ đó kích thích co thắt tử cung và làm xuất hiện kinh nguyệt. Vitamin C cũng có thể làm giảm nồng độ progesterone, dẫn đến sự phá vỡ nội mạc tử cung. Bạn có thể bổ sung vào chế độ ăn các loại trái cây như quýt, kiwi cũng như rau củ như cà chua, bông cải xanh và ớt chuông.
Nước ép cần tây
Cần tây là một lựa chọn thực phẩm tốt cho sức khỏe và có thể hỗ trợ trong việc điều hòa kinh nguyệt. Nếu thắc mắc trễ kinh uống gì cho nhanh ra thì hãy nghĩ ngay đến cần tây. Nó chứa nhiều vitamin K, vitamin C và folate, cùng với kali giúp giảm cảm giác đầy hơi trong kỳ kinh. Cần tây còn chứa apigenin, một flavonoid có đặc tính chống viêm, giúp giảm đau bụng kinh. Để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn có thể uống nước ép cần tây vào buổi sáng, trước bữa ăn 30 phút.
Nghệ
Nghệ có đặc tính chống viêm mạnh, giúp giảm viêm - một nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt. Nó cũng kích thích sản xuất estrogen và progesterone, hỗ trợ điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. Nghiên cứu cho thấy việc bổ sung bột nghệ trong 8 tuần có thể giảm cơn đau bụng kinh và triệu chứng hội chứng tiền mãn kinh. Curcumin trong nghệ giúp cân bằng hormone và thúc đẩy chu kỳ kinh nguyệt đều đặn. Để sử dụng nghệ, bạn có thể thêm một thìa bột nghệ vào sữa ấm và uống trước khi đi ngủ.
Thì là
Trà thì là có tác dụng kích thích cơ tử cung, giúp điều hòa kinh nguyệt và khắc phục tình trạng trễ kinh. Để pha trà thì là, đun 1 cốc nước với 1 muỗng nhỏ hạt thì là trong khoảng 2 phút. Sau đó, đậy nắp và để qua đêm. Sáng hôm sau, lọc trà, đun nóng nhẹ và uống khi bụng đói.
Nha đam
Nước ép nha đam (lô hội) là lựa chọn tốt để điều hòa kinh nguyệt, giảm cân và tăng cường trao đổi chất. Nó giúp điều chỉnh sự mất cân bằng nội tiết tố và hỗ trợ điều trị kinh nguyệt không đều. Tuy nhiên, nên tránh uống nha đam trong thời kỳ hành kinh vì có thể làm tăng cơn co tử cung.
Nước ép củ dền
Nước ép củ dền được nhiều người sử dụng khi thắc mắc bị trễ kinh uống gì cho máu ra? Củ dền chứa nhiều axit folic và sắt, giúp tăng nồng độ hemoglobin trong máu và có tác dụng như một loại thuốc điều hòa kinh nguyệt tự nhiên.
Nước ép lựu
Nước ép lựu có màu sắc hấp dẫn và vị ngọt tự nhiên, chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin, khoáng chất và flavonoid. Lựu giàu phytoestrogen, giúp duy trì cân bằng nội tiết tố, từ đó hỗ trợ giảm đau bụng kinh và điều hòa kinh nguyệt không đều. Nhiều chị em uống nước ép lựu khi bị trễ kinh để thúc đẩy sản xuất estrogen và cải thiện chu kỳ kinh nguyệt.
Nước ép dứa
Nước ép dứa chứa bromelain, một enzyme giúp bong lớp niêm mạc tử cung, hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt. Dứa cũng làm tăng sản xuất tế bào hồng cầu và bạch cầu, cải thiện lưu thông máu. Đây là một lựa chọn tuyệt vời cho những ai lo lắng về trễ kinh uống gì cho ra máu.
Trà thảo mộc
Các loại trà thảo mộc như bạc hà hoặc hoa cúc có thể giúp điều hòa kinh nguyệt và giảm cơn đau bụng kinh. Trà thảo mộc làm ấm bụng và hỗ trợ cải thiện tình trạng trễ kinh nguyệt, là một lựa chọn tự nhiên hữu ích cho chị em khi gặp vấn đề về chu kỳ kinh nguyệt.
Bị trễ kinh nhưng không có thai: Cần làm gì?
Nếu đã xác định nguyên nhân trễ kinh không phải do mang thai, bạn có thể thử những cách sau để cải thiện tình trạng:
Dinh dưỡng hợp lý: Đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ, không kiêng khem quá mức.
Tập thể dục đều đặn: Tránh thay đổi cường độ tập luyện đột ngột.
Giảm căng thẳng: Cân bằng cuộc sống và giảm stress.
Ngủ đủ giấc: Ngủ trước 11 giờ tối và đảm bảo ngủ từ 7 - 8 giờ mỗi đêm.
Thực phẩm hỗ trợ: Tăng cường các thực phẩm giúp điều hòa kinh nguyệt.
Nếu đã thực hiện các biện pháp trên mà tình trạng trễ kinh vẫn không được cải thiện, có thể nguyên nhân là do bệnh lý. Bạn nên đến gặp bác sĩ thăm khám trong các trường hợp sau:
Trễ kinh trong 3 chu kì liên tiếp;
Trễ kinh kéo dài từ nửa tháng đến vài tháng;
Kinh nguyệt có màu nâu đậm và mùi hôi;
Kinh nguyệt thay đổi đột ngột và thất thường.
Một số thực phẩm cần kiêng khi kinh nguyệt không đều
Để điều hòa kinh nguyệt và cải thiện tình trạng trễ kinh, bạn nên tránh các thực phẩm có thể làm rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, chẳng hạn như:
Thực phẩm nhiều muối;
Đồ ngọt chứa nhiều đường;
Caffeine, rượu và bia;
Món ăn cay và nóng;
Thực phẩm chế biến sẵn;
Các món chiên và nhiều dầu mỡ.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn biết thêm về tình trạng bị trễ kinh uống gì cho máu ra. Chu kỳ kinh nguyệt là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe phụ nữ. Nếu gặp bất kỳ vấn đề nào liên quan đến chu kỳ kinh, hãy thăm khám với bác sĩ chuyên khoa sản để nhận được tư vấn và điều trị kịp thời.
Có thể bạn quan tâm
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.