Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Quy trình xạ trị ung thư phổi bao nhiêu lần?

Ngày 25/03/2022
Kích thước chữ

Xạ trị là phương pháp rất phổ biến và được áp dụng hầu hết cho các bệnh nhân ung thư phổi. Vậy quy trình thực hiện xạ trị ung thư phổi phải thực hiện bao nhiêu lần?

Phương pháp phổ biến được áp dụng cho các bệnh nhân ung thư phổi là xạ trị. Phương pháp này được sử dụng để điều trị ung thư phổi trong trường hợp khối u có dấu hiệu to tuy nhiên chưa lây lan di căn đến những cơ quan khác.

Phương pháp xạ trị ung thư phổi nhằm kéo dài tuổi thọ bệnh nhân, thời gian điều trị còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: Loại ung thư, thời điểm phát hiện và điều trị bệnh ung thư, thể trạng của người bệnh, chế độ chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng... Vậy xạ trị ung thư phổi bao nhiêu lần, cùng làm rõ vấn đề này cùng chúng tôi nhé!

Xạ trị ung thư phổi là gì?

Phương pháp xạ trị là sử dụng máy chiếu tia bức xạ năng lượng cao như: Tia X, proton hoặc tia gamma… nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư, phá hủy các khối u hoặc làm khối u ngưng hoặc chậm phát triển. Với các bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn III – khi các tế bào ung thư có dấu hiệu di căn, sẽ không được chỉ định phẫu thuật ung thư phổi và có thể điều trị bằng hóa xạ trị đồng thời hoặc tuần tự nhằm thu được hiệu quả chữa trị tốt nhất cho bệnh nhân.

Tùy thuộc vào giai đoạn của ung thư phổi và các yếu tố khác, phương pháp xạ trị có thể được sử dụng như sau:

  • Sử dụng như phương pháp điều trị chính hay đôi khi kết hợp với hóa trị, đặc biệt nếu khối u phổi không thể được loại bỏ vì kích thước, bệnh nhân không đủ sức khỏe để phẫu thuật hoặc bệnh nhân không muốn phẫu thuật vì lí do nào đó.
  • Áp dụng sau khi thực hiện phẫu thuật hay đôi khi kết hợp cùng với hóa trị liệu, để cố gắng tiêu diệt khu vực nhỏ của ung thư mà phẫu thuật có thể bỏ lỡ.
  • Áp dụng trước khi phẫu thuật thường cùng với hóa trị, nhằm thu nhỏ khối u để dễ dàng hơn cho cuộc phẫu thuật.
  • Nhằm điều trị tế bào ung thư lan sang các bộ phận khác như não và xương.
  • Nhằm làm giảm các triệu chứng của ung thư phổi như: Đau dớn, mất máu, khó nuốt, đau đầu, ho hoặc các vấn đề do di căn sang các cơ quan khác như não.
Xạ trị ung thư phổi bao nhiêu lần?1 Xạ trị ung thư phổi thường được kết hợp với trước hoặc sau khi phẫu thuật với các mục đích quan trọng khác nhau

Xạ trị ung thư phổi bao nhiêu lần?

Xạ trị được sử dụng để điều trị ung thư phổi gồm hai loại chính:

  • Xạ trị ngoài hay xạ trị chùm tia ngoài.
  • Xạ trị trong hay xạ trị nội bộ - Brachytherou.

Xạ trị ngoài hay xạ trị chùm tia ngoài

Đây là loại xạ trị được sử dụng nhiều nhất để điều trị ung thư phổi hoặc ung thư di căn sang các cơ quan khác. Việc điều trị giống như chụp X-Quang, nhưng với liều bức xạ mạnh hơn. Xạ trị chùm tia ngoài không gây đau đớn, mỗi lần điều trị kéo dài vài phút, có thể từ 10 – 20 phút. Cụ thể thay đổi như sau:

  • Với mục đích điều trị triệt căn và điều trị bổ trợ, một đợt xạ trị sẽ mất khoảng 5 – 7 tuần để hoàn thành.
  • Với mục đích dự phòng di căn não hoặc điều trị các triệu chứng, một đợt xạ trị sẽ mất khoảng 2 tuần.
  • Đối với một số trường hợp khác, xạ trị được kết hợp với hóa trị. Bác sĩ sẽ trao đổi với từng bệnh nhân về loại điều trị phù hợp và số lần xạ trị.

Các kỹ thuật mới đã được chứng minh giúp các bác sĩ điều trị ung thư phổi chính xác hơn và giảm phơi nhiễm bức xạ đối với các mô khỏe gần đó. Các liệu pháp đó bao gồm:

  • Xạ trị cơ thể lập thể - SBRT.
  • Xạ trị ba chiều - 3D-CRT.
  • Xạ trị điều biến cường độ - IMRT.
  • Phẫu thuật xạ hình lập thể - SRS.
Xạ trị ung thư phổi bao nhiêu lần?2 Xạ trị ung thư phổi bao nhiêu lần?

Xạ trị trong hay xạ trị nội bộ - Brachytherou

Ở một số bệnh nhân bị ung thư phổi có khối u trong đường thở, liệu pháp brachytherther đôi khi được sử dụng để thu nhỏ kích thước khối u nhằm làm giảm các triệu chứng. Bác sĩ đặt một nguồn nhỏ chất phóng xạ (thường ở dạng viên) trực tiếp vào nơi có khối u ung thư hoặc vào đường thở bên cạnh khối u ung thư. Điều này được thực hiện thông qua nội soi phế quản, tuy nhiên nó cũng có thể được thực hiện thông qua phẫu thuật.

Các tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng xạ trị điều trị ung thư phổi

Nếu bệnh nhân chuẩn bị thực hiện phương pháp xạ trị, bác sĩ điều tị sẽ trao đổi về các tác dụng phụ có thể xảy ra để người bệnh biết được nhằm giảm sự lo lắng. Các tác dụng phụ thường gặp phụ thuộc rất nhiều vào nơi bức xạ, và hấu hết sẽ chấm dứt sau khi thực hiện hết liệu trình, bao gồm:

  • Người được xạ trị cảm thấy mệt mỏi, rụng tóc, buồn nôn và nôn ói.
  • Người được xạ trị sẽ bị mất cảm giác ngon miệng, bỏ ăn và sụt cân.
  • Có thể thay đổi da ở khu vực được xạ trị, từ đỏ nhẹ đến phồng rộp và nặng hơn là bong tróc.
  • Khi xạ trị kết hợp với hóa trị, tác dụng phụ có thể nặng hơn.
  • Xạ trị vào ngực người bệnh có thể ho và khó thở.
  • Thực quản ở giữa ngực của người bệnh có thể bị phơi nhiễm phóng xạ, khiến đau họng và khó nuốt.
  • Xạ trị đến các vùng như não có thể gây suy giảm trí nhớ, đau đầu và suy nghĩ kém. Thông thường các tác dụng phụ này là nhỏ so với các triệu chứng ung thư di căn não, tuy nhiên chúng ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Xạ trị ung thư phổi bao nhiêu lần?3 Tác dụng phụ hấu hết sẽ chấm dứt sau khi thực hiện hết liệu trình

Trên đây là những giải đáp thắc mắc về vấn đề xạ trị ung thư phổi bao nhiêu lần. Bạn đọc nên tham khảo và có hướng chuẩn bị khi cần thiết. Ung thư phổi là bệnh nguy hiểm với nguyên nhân hàng đầu là do việc hút thuốc lá gây ra. Bệnh nhân nếu được chẩn đoán ung thư phổi và được chỉ định phương pháp xạ trị việc cần làm đầu tiên là cai thuốc lá nếu đang hút, tránh xa những nơi có khói thuốc lá. Với phương pháp này, các bác sĩ sẽ giúp kéo dài tuổi thọ của bệnh nhân lâu nhất có thể. Bệnh nhân nên vui vẻ, lạc quan và suy nghĩ đến những điều tích cực, sống vui tươi hạnh phúc bên những người thân yêu của mình. Hạn chế lo âu, căng thẳng, suy nghĩ tiêu cực... sẽ ảnh hướng rất lớn đến quá trình phục hồi sức khỏe của bản thân.

Hoàng Yến

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin