Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Răng khôn là gì và chúng ta có nên nhổ răng khôn không?

Ngày 12/05/2022
Kích thước chữ

Răng khôn chắc hẳn là vấn đề lớn với nhiều người trong chúng ta bởi chúng đôi khi gây ra cảm giác đau nhức và khó chịu. Trong nhiều trường hợp, chúng ta cần nhổ răng khôn, mặc dù việc nhổ răng thường được khuyến cáo là có hại cho cơ thể.

Răng khôn phát triển giống như những chiếc răng khác trong khoang miệng, nhưng chúng đôi khi gây ra các cơn đau và khiến chúng ta khó chịu. Vậy chúng ta có nên nhổ răng khôn không? Bài viết này sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc về việc nhổ răng khôn.

Răng khôn phát triển khi nào?

Miệng của bạn trải qua nhiều thay đổi trong suốt cuộc đời. Tuy nhiên, trong độ tuổi từ 17 đến 21, khoang miệng của bạn sẽ chào đón một thành viên mới - một chiếc răng hàm thứ ba - và đây cũng được coi là cột mốc quan trọng về răng miệng trong cuộc đời bạn. Chiếc răng hàm này được gọi là răng khôn bởi chúng mọc ở độ tuổi khi chúng ta trưởng thành.

Khi mọc đúng cách, răng khôn khỏe mạnh hỗ trợ bạn nhai thức ăn. Bình thường bạn sẽ cảm thấy hơi khó chịu khi răng khôn mọc lên, nhưng nếu răng khôn mọc lên khiến bạn bị đau, hãy đến gặp bác sĩ.

Tác hại khi răng khôn phát triển bất thường

Răng khôn có thể gây ra các vấn đề khó chịu nếu không có đủ không gian để mọc hoặc mọc sai vị trí. Nếu nha sĩ nói rằng răng khôn của bạn bị chèn ép, điều này có nghĩa là chúng đang bị mắc kẹt trong hàm hoặc bên dưới nướu của bạn.

Khi răng khôn xuyên qua nướu, nha sĩ sẽ theo dõi miệng của bạn để tìm các dấu hiệu sau:

  • Răng khôn mọc không đúng vị trí có thể khiến thức ăn bị mắc kẹt. Điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn gây sâu răng có cơ hội phát triển.
  • Răng khôn mọc không đúng vị trí có thể gây khó khăn cho việc xỉa răng ở khu vực giữa răng khôn và răng hàm bên cạnh.
  • Răng khôn mọc lệch một phần có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào nướu và tạo khu vực cho vi khuẩn phát triển, gây ra tình trạng nhiễm trùng. Việc này có thể khiến bạn bị đau, sưng và làm cứng hàm của bạn.
  • Một số người cho rằng những chiếc răng khôn không có đủ chỗ để phát triển sẽ mọc chen chúc hoặc làm hỏng các răng lân cận.
  • Răng khôn bị chèn ép có thể hình thành u nang trên hoặc gần phần răng chèn ép răng khôn. Điều này có thể làm hỏng chân răng của các răng ở khu vực lân cận hoặc phá hủy xương nâng đỡ các răng khỏe mạnh khác.
Răng khôn bị chèn ép 1 Răng khôn bị chèn ép

Có nên nhổ răng khôn không?

Mặc dù răng khôn sẽ phát triển theo hướng khác nhau ở mỗi người, nhưng nhìn chung, chúng ta cần nhổ răng khôn khi có một trong các triệu chứng sau:

  • Đau.
  • Nhiễm trùng.
  • Xuất hiện u nang.
  • Xuất hiện khối u.
  • Tổn thương các răng lân cận.
  • Bệnh về nướu.
  • Sâu răng.

Nha sĩ cũng có thể khuyên bạn nên nhổ bỏ răng khôn nếu bạn đang niềng răng hoặc đang trong quá trình chăm sóc khác về răng miệng.

Loại bỏ răng khôn khi gặp bất vấn đề về khoang miệng do răng khôn gây ra 2 Loại bỏ răng khôn khi gặp bất vấn đề về khoang miệng do răng khôn gây ra

Phải làm gì nếu bạn vẫn muốn giữ răng khôn?

Nếu răng khôn không gây cho bạn bất kỳ vấn đề nào về sức khỏe thì bạn có thể giữ răng khôn. Tuy nhiên, bạn cần tiếp tục theo dõi bởi chúng có thể phát triển các vấn đề trong thời gian tới.

Khi tuổi càng cao, bạn càng có nhiều nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe liên quan đến răng khôn. Do vậy, hãy thường xuyên dùng chỉ nha khoa xung quanh răng khôn và thăm khám nha sĩ thường xuyên nhằm đánh giá răng khôn và sức khỏe răng miệng tổng thể của bạn.

Thường xuyên dùng chỉ nha khoa giúp bạn giữ răng khôn và duy trì sức khỏe răng miệng 3 Thường xuyên dùng chỉ nha khoa giúp bạn giữ răng khôn và duy trì sức khỏe răng miệng

Qua bài viết này, bạn có thể thấy răng khôn hữu ích khi nó mọc đúng vị trí và phát triển bình thường. Nếu răng khôn mọc lệch hoặc phát triển bất thường, gây ra các vấn đè về răng miệng, bạn cần đi khám và nhổ bỏ ngay khi có thể để tránh các nguy hại tiềm ẩn. Bên cạnh đó, cố gắng giữ vệ sinh răng miệng hàng ngày để duy trì sức khỏe răng miệng, giúp bảo vệ những chiếc răng khỏe mạnh vốn có của bạn.

Tuyết Linh

Nguồn tham khảo: Mouth Healthy

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin