Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Giấc ngủ có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của trẻ, giúp cho tế bào não phát triển ngay trong mỗi giấc ngủ. Tuy nhiên chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ sơ sinh khiến cha mẹ đau đầu. Chúng ta hãy tìm hiểu chứng bệnh này qua bài viết dưới đây.
Trẻ sơ sinh khi sinh ra cần ngủ rất nhiều, nhưng khoảng 10% trong đó xuất hiện những biểu hiện của bệnh rối loạn giấc ngủ. Theo thời gian, nếu bệnh này không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị mất ngủ, khó ngủ vào ban đêm. Trong đó nổi trội nhất có thể là do trẻ bị còi xương, thiếu một số vi chất dinh dưỡng như canxi, magie, kẽm cũng có thể gây khó ngủ, tay chân không yên. Ngoài ra những bệnh về đường hô hấp thường gặp ở trẻ như viêm họng, viêm amidan, viêm mũi xoang, viêm phế quản làm trẻ khó thở, phải thở bằng miệng, ngủ ngáy và dễ bị tỉnh giấc do cơ thể khó chịu, giấc ngủ không sâu.
Mẹ cũng cần cẩn thận với những bệnh lý nặng hơn như trào ngược dạ dày thực quản, viêm tai giữa làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của con. Những biểu hiện của chứng khó ngủ, ngủ không sâu giấc vào ban đêm như:
Chứng ngưng thở khi ngủ của trẻ thường xảy ra trong ít nhất 10 giây, là do sự tắc nghẽn luồng không khí đi vào hai phổi, khiến không khí không lưu thông làm trẻ ngừng thở. Đối với trẻ, chứng ngưng thở khi ngủ này thường xảy ra và biến mất trong lúc ngủ. Trẻ ngưng thở thường xuyên có chất lượng giấc ngủ kém. Chiếm tỉ lệ tương đối thấp nhưng rất nguy hiểm, với khoảng 1-3% trẻ xuất hiện tình trạng ngưng thở khi ngủ. Bạn có thể nhận biết những trường hợp con mắc chứng rối loạn này như:
Chứng ngưng thở khi ngủ thường xảy ra ở những trẻ sinh non, sức khỏe kém và có thể gây tử vong nếu trẻ ngừng thở trong thời gian dài. Lúc này lượng oxy trong máu của trẻ sẽ giảm xuống và mức độ carbon dioxide (CO2) tăng lên, gây giảm nhịp tim và lâm vào hôn mê sâu. Vì thế mẹ hãy chú ý, nếu trẻ có những biểu hiện của bệnh ngưng thở khi ngủ cần đưa đến bệnh viện để chữa trị càng sớm càng tốt.
Ngủ rũ là một dạng rối loạn giấc ngủ với nhiều biểu hiện ở trẻ như buồn ngủ vào ban ngày, ban ngày không tỉnh táo, thường xuyên cảm thấy lơ mơ và mệt mỏi. Chứng ngủ rũ khiến trẻ rơi vào tình trạng buồn ngủ quá mức vào ban ngày, các cơn ngủ đến không thể kiểm soát được nhưng ban đêm lại cực kỳ khó ngủ. Tình trạng này khiến trẻ dễ rơi vào trầm cảm, rối loạn co giật, thiếu ngủ. Nguy hiểm hơn là diễn biến thành chứng ngưng thở khi ngủ, chân không yên, mất ngủ vào ban đêm.
Những biểu hiện của chứng ngủ rũ ở trẻ:
Trẻ sơ sinh có dạ dày nhỏ nên mỗi lần bú chỉ khoảng 90ml sữa, khiến trẻ rất mau đói. Vì thế trẻ cần có thời gian ngủ thích hợp sau đó dậy bú mẹ để cung cấp đủ dinh dưỡng. Thông thường mỗi giấc ngủ của trẻ sơ sinh sẽ kéo dài khoảng 2 - 3 tiếng để đòi bú mà không cần phải đánh thức. Tuy nhiên nếu bạn thấy trẻ ngủ liên tục trên 4 tiếng không dậy, có thể trẻ đã mắc chứng ngủ nhiều. Nguyên nhân khiến con mắc bệnh ngủ nhiều:
Trẻ bị sốt: Lúc này trẻ sẽ ngủ li bì, kèm theo dấu hiệu 2 má của bé đỏ bừng hoặc hơi tái, đôi mắt có vẻ lờ đờ, nhiệt độ trên 38 độ C.
Trẻ sơ sinh bị mất nước: Ngủ nhiều nhưng hai mắt bé sẽ bị trũng sâu hơn so với lúc bình thường, da kém đàn hồi, tiểu ít hơn 4 lần/ngày, nước tiểu màu vàng và nặng mùi.
Trẻ sơ sinh bị viêm màng não: Trẻ ngủ li bì nhưng vẫn luôn đau đầu, trong lúc ngủ xuất hiện những cơn co giật, nôn, bú kém, có thể sốt hoặc không.
Xuân Trúc
Nguồn: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.