Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trẻ sơ sinh khó ngủ, ngủ không sâu giấc ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ. Tình trạng này khiến các bậc làm cha mẹ không khỏi lo lắng. Trong bài viết sức khỏe hôm nay, Nhà thuốc Long Châu sẽ bật mí cho bạn đọc nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh khó ngủ và cách giúp trẻ ngủ ngon hơn.
Giấc ngủ có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ trong những năm tháng đầu đời. Rất dễ để cha mẹ có thể nhận thấy, trong giai đoạn này, trẻ dành phần lớn thời gian để ngủ. Vậy nguyên nhân trẻ sơ sinh khó ngủ là gì? Cách khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh khó ngủ ra sao? Tìm hiểu ngay bài viết dưới đây để có được câu trả lời bạn nhé.
Về bảng thời gian ngủ của trẻ sơ sinh, lúc mới chào đời, trẻ sơ sinh gần như ngủ suốt cả ngày lẫn đêm và chỉ thức dậy khi đói. Trung bình, mỗi ngày, trẻ sơ sinh ngủ khoảng 18 - 20 tiếng và ngủ từng giấc ngắn khoảng 1 - 2 giờ/giấc. Khi trẻ được 4 tuần tuổi, thời gian ngủ của trẻ sẽ rút ngắn khoảng 14 tiếng/ngày.
Khác với giấc ngủ của trẻ lớn và người lớn, giấc ngủ của trẻ sơ sinh được chia thành giấc ngủ cử động mắt nhanh và giấc ngủ không cử động mắt nhanh với tên tiếng anh lần lượt là REM (rapid eye movement) và Non - REM (non - rapid eye movement).
Theo Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ, một chu kỳ giấc ngủ của trẻ sơ sinh sẽ bao gồm 5 giai đoạn. Cụ thể:
Theo các chuyên gia nhi khoa, giấc ngủ cử động mắt nhanh có thể quyết định đến sự phát triển não bộ của trẻ còn giấc ngủ không cử động mắt nhanh rất tốt cho sức khỏe, giúp củng cố trí nhớ. Qua đó có thể thấy rằng, giấc ngủ có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển trí tuệ của trẻ trong giai đoạn này.
Trẻ sơ sinh khó ngủ, ngủ không sâu giấc kéo dài ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ của trẻ. Thực tế cho thấy, tình trạng khó ngủ ở trẻ sơ sinh có thể bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến trẻ sơ sinh khó ngủ, các bậc cha mẹ có thể tham khảo:
Như đã trình bày phía trên, giấc ngủ bao gồm 2 giai đoạn đó là giai đoạn REM và giai đoạn Non - REM. Đối với người trưởng thành, giai đoạn REM chỉ chiếm 25% tổng thời gian ngủ và 75% tổng thời gian ngủ còn lại là của giai đoạn Non - REM. Tuy nhiên, ở trẻ sơ sinh, hai giai đoạn của giấc ngủ này có thời gian gần như bằng nhau.
Khi giấc ngủ ở giai đoạn REM, các cơ quan hô hấp của trẻ sơ sinh sẽ tăng cường hoạt động. Chính vì thế, ở giai đoạn này trẻ thường thở nhanh và nhịp tim cũng theo đó mà đập nhanh hơn. Lúc này, trẻ rất dễ bị thức giấc dù chỉ có một cử động hoặc tác động nhẹ.
Trên thực tế, bất cứ tổn thương thực thể nào cũng sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ sơ sinh. Do vậy, trẻ sơ sinh khó ngủ có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý, chẳng hạn như:
Ngoài hai nguyên nhân phổ biến nêu trên, tình trạng trẻ sơ sinh khó ngủ còn có thể xuất phát từ một số nguyên nhân khác như:
Phải làm sao khi trẻ sơ sinh khó ngủ vẫn luôn là nỗi trăn trở của rất nhiều các bậc cha mẹ.
Các chuyên gia nhi khoa cho biết, để cải thiện hiệu quả tình trạng trẻ sơ sinh khó ngủ, cha mẹ cần theo dõi các biểu hiện đi kèm ở trẻ nếu có và tìm ra nguyên nhân cụ thể khiến trẻ khó ngủ. Việc này sẽ giúp cha mẹ có các phương pháp khắc phục phù hợp.
Trong trường hợp trẻ sơ sinh khó ngủ, ngủ không sâu giấc xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý hoặc nghi ngờ có liên quan đến bệnh lý, cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và can thiệp điều trị (nếu cần) càng sớm càng tốt. Tình trạng khó ngủ mà trẻ sơ sinh gặp phải chỉ được khắc phục khi điều trị dứt điểm bệnh lý.
Đối với các trường hợp trẻ sơ sinh khó ngủ không xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý, cha mẹ có thể áp dụng một số cách sau đây để giúp trẻ dễ đi vào giấc ngủ và ngủ ngon giấc hơn:
Trẻ sơ sinh khó ngủ, thường xuyên quấy khóc khiến mẹ cảm thấy vô cùng mệt mỏi. Hy vọng với những chia sẻ hôm nay, mẹ có thể hiểu rõ hơn về nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh khó ngủ đồng thời nắm được cách cải thiện tình trạng này. Cảm ơn mẹ đã luôn đồng hành cùng Nhà thuốc Long Châu trong suốt chặng đường vừa qua.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...