Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trẻ sơ sinh vặn người, đỏ mặt là một biểu hiện thường gặp và có thể kéo dài trong vòng vài phút là tự hết. Tuy nhiên nếu trẻ thường xuyên rướn mình, ngủ không ngon giấc thì ba mẹ nên chú ý và có những biện pháp chăm sóc sao cho phù hợp.
Nếu mẹ thấy con thường xuyên vặn mình, khó ngủ cả ngày lẫn đêm và hay thức giấc nhiều lần, hay giật mình, trằn trọc khó ngủ trong 3 tháng đầu thì hãy áp dụng những biện pháp chăm sóc dưới đây nhé
Có nhiều nguyên nhân khiến cho trẻ vặn mình khi ngủ, và với từng nguyên nhân mẹ sẽ có từng cách xử lý phù hợp:
Nếu như trẻ khó ngủ vì quần áo chật chội, tã bó chặt hoặc tã ướt do trẻ đi vệ sinh lúc ngủ thì mẹ hãy thay cho con chiếc tã mới và mặc quần áo rộng rãi, thoải mái để giúp bé ngủ ngon. Mẹ nên lựa chọn những loại bỉm tã có khả năng thấm hút và chống thấm ngược suốt một đêm dài, với thành phần an toàn cho làn da nhạy cảm của bé. Việc này sẽ hạn chế những vấn đề như con khó ngủ, hăm tã, mẩn đỏ, nổi mụn và viêm nhiễm.
Trẻ sơ sinh thường ngủ suốt ngày đêm và chỉ thức dậy để bú (2-3 giờ/ lần), tuy nhiên ba mẹ nên phân bổ thời gian ngủ của con hợp lý, tốt nhất là ngủ 8-9 giờ vào ban ngày và khoảng 8 giờ vào ban đêm. Cho con ngủ quá nhiều vào ban ngày cũng khiến cho con khó ngủ khi đêm về, dẫn đến hiện tượng ngủ vặn mình, mặt đỏ.
Vào ban đêm nên cho trẻ ngủ trước 8 giờ, không nên ẵm trẻ trên tay để dỗ mà hãy đặt trẻ vào nôi hay giường và hát ru, mở nhạc nhẹ, vỗ nhẹ mông, gãi nhẹ đầu,... để trẻ dễ đi vào giấc ngủ. Nếu như ba mẹ hoặc ông bà cho trẻ ngủ trên tay rồi mới đặt xuống giường sẽ tạo thói quen xấu cho trẻ.
Đôi khi trẻ cũng khó ngủ vì giường ngủ không sạch sẽ, hoặc gối ngủ quá cứng. Vì thế mẹ hãy chuẩn bị cho con chăn nệm mềm mại, êm ái để con có cảm giác an toàn như trong bụng mẹ. Ngoài ra mẹ cũng nên chú ý nhiệt độ phòng, không quá lạnh hoặc quá nóng, tốt nhất nên chọn cho con phòng ngủ thoáng mát, yên tĩnh.
Ánh sáng cũng là một yếu tố giúp cho trẻ ngủ ngon hơn và không vặn mình, vì thế mẹ nên đặt đèn ngủ có ánh sáng mờ và tránh ánh sáng xanh phát ra từ điện thoại, tivi, máy tính…
Nếu trẻ khó ngủ về đêm, ngủ vặn mình không phải do những nguyên nhân sinh lý, thì mẹ hãy tìm hiểu chứng bệnh con đang mắc phải và áp dụng những phương pháp sau:
Không nên cho trẻ bú quá no trước khi ngủ vì sẽ khiến trẻ bị ọc sữa, trào sữa. Thay vào đó sau khi bú xong mẹ nên bế bé lên theo thế thẳng đứng, đồng thời vỗ nhẹ lưng trẻ từ trên xuống để giúp trẻ ợ hơi từ đó giúp sữa đi xuống dạ dày nhanh hơn. Sau khoảng 15-20 phút trẻ bắt đầu buồn ngủ, ta nên từ từ đặt trẻ nằm xuống giường với tư thế đầu kê cao khoảng 30 độ.
Để trẻ tránh xa những nguyên nhân gây dị ứng như môi trường nhiều khói thuốc lá, khói bếp, những chất tẩy rửa chứa nhiều hóa chất như bột giặt, sữa tắm, dầu gội đầu... Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt để con không bị ngứa ngáy khó chịu và tỉnh giấc vào ban đêm.
Massage cho trẻ để cải thiện chức năng hô hấp, massage vùng cổ, lưng và bụng của trẻ bằng dầu oliu hoặc dầu dừa (ấm) theo chiều kim đồng hồ sẽ giúp kích thích dây thần kinh trong hệ hô hấp, giúp trẻ dễ chịu hơn và ngủ ngon hơn.
Theo thống kê của Bộ y tế, cứ 5 trẻ em sinh ra sẽ có 1 trẻ bị còi xương và trên 30% trẻ bị suy dinh dưỡng, và biểu hiện ban đầu của trẻ là việc khó ngủ, ngủ không sâu, ngủ không vặn mình.
Tắm nắng cho bé thường xuyên để bổ sung vitamin D. Ánh sáng mặt trời trong khoảng từ 6 - 8 giờ sáng có thể giúp trẻ tổng hợp vitamin D, từ đó tăng khả hấp thụ canxi, magie, photpho,... có trong sữa mẹ để cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng và còi xương của con.
Ngoài ra mẹ có thể bổ sung những loại thực phẩm giàu chất canxi như cá ngừ, cá hồi, uống nhiều nước và ăn nhiều rau xanh, trái cây để cung cấp chất dinh dưỡng dồi dào cho con thông qua sữa mẹ.
Một số người tin rằng trẻ thường xuyên vặn người khi ngủ là lo những sợi lông măng trên lưng nên đã truyền tai nhau một số phương pháp để tẩy đi lớp lông này như:
Thật ra lớp lông này trên lưng của trẻ sẽ xuất hiện trong vòng 3 tháng đầu sau sinh và bắt đầu rụng dần, hoàn toàn không liên quan đến việc trẻ ngủ hay vặn mình. Áp dụng những phương pháp dân gian trên chẳng những không mang lại kết quả mà còn khiến bé bị tổn thương da bởi da bé khi đó cực kì mỏng manh.
Đặc biệt việc dùng lá trầu cà xát lưng trẻ, chườm nóng để tẩy lông còn khiến cho con bị nhiễm khuẩn da, cho con uống sữa tươi còn ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa gây tiêu chảy, nhiễm khuẩn ruột...
Xuân Trúc
Nguồn: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.