Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Đối với người lớn, thời gian ngủ nghỉ chính là lúc cơ thể được hồi phục sức khỏe sau cả ngày vận động. Còn với trẻ nhỏ, đó lại là quá trình tác động tới
Giấc ngủ của con trẻ được tính theo độ tuổi. Theo thống kê, trẻ 1 tháng tuổi cần được ngủ trung bình 16 – 17 tiếng/ngày, trong đó 8 – 9 tiếng ban đêm và 8 tiếng ban ngày. Với trẻ 6 tháng tuổi, con cần được ngủ đêm trên 10 tiếng và ngủ ngày 4 tiếng. Vì thế, một ngày trẻ cần ngủ 14 – 15 tiếng/ngày. Với trẻ 12 tháng tuổi, con nên được ngủ ít nhất 12 – 13 tiếng/ngày, trong đó 11 tiếng ban đêm và 1,5 tiếng ban ngày. Bước sang 24 tháng tuổi, thời gian ngủ của con ngắn hơn, trong đó có 11 tiếng ban đêm và 2 tiếng ban ngày.
Tuy nhiên, không phải bé nào cũng có giấc ngủ đủ đều như vậy. Dưới tác động của nhiều nhân tố, nhiều con trẻ bị khó ngủ về đêm. Mẹ cần phải tìm hiểu ngay nguyên nhân và khắc phục để không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của con.
Có rất nhiều lý do khiến trẻ khó ngủ ban đêm, gây ra hiện tượng trằn trọc, quay trái quay phải, hay vặn người, quấy khóc lúc đêm khuya,… Nhưng trong đó, nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng này là do :
Vì thế, để cải thiện, mẹ cần cho con ăn vừa đủ, tránh dồn ép con ăn quá nhiều, khi ngủ cần bật đèn màu để độ sáng vừa đủ, chú ý tới lịch trình tẩy giun cho con theo lời khuyên của bác sĩ, xây dựng thời gian ăn ngủ nghỉ phù hợp để tạo ra đồng hồ sinh học khoa học cho bé.
Đặc biệt, nhiều mẹ còn băn khoăn trẻ khó ngủ về đêm thiếu chất gì? Theo lời đáp của các bác sĩ chuyên khoa, trẻ ban đêm trẻ khó ngủ là do thiếu kẽm. Bởi kẽm tác động đến hơn 200 enzym của cơ thể, trong đó có nhiều enzym đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp protein, nên có tác động rất lớn đến các quá trình sinh trưởng và phát triển của cơ thể. Bên cạnh đó, kẽm còn là một trong những nhân tố chủ chốt tác động đến thần kinh trung ương. Nếu thiếu kẽm, trẻ sẽ khó ngủ và thường xuyên quấy khóc. Do đó, để cải thiện tình trạng này, đồng thời, mẹ cần cho con ăn nhiều thực phẩm chứa kẽm như trứng, sữa, cá, tôm, hàu, gan, thịt, giá đỗ, rau củ quả có màu vàng và xanh đậm.
Mẹ chỉ cần khắc phục các nguyên nhân trên và chú trọng thay đổi lịch trình ăn uống của con, đảm bảo tình trạng trẻ khó ngủ sẽ được cải thiện nhanh chóng đấy.
Cao Thu
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.