Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Sang chấn tâm lý là thuật ngữ khá quen thuộc với tất cả mọi người trong cuộc sống. Tuy nhiên, những hệ quả mà nó đem lại và cách mỗi người đối mặt trước hoàn cảnh ấy lại khác nhau.
Sang chấn tâm lý gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống con người. Vậy để hiểu hơn sang chấn tâm lý là gì và làm sao để khắc phục, bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây.
Sang chấn tâm lý là hệ quả của những sự kiện đáng sợ hoặc đau khổ bất ngờ làm mất đi cảm giác an toàn của bạn. Trong những trường hợp này, những ký ức đó lặp đi lặp lại nhiều lần trong đầu. Người bị tổn thương sẽ gặp khó khăn trong việc kiểm soát chúng. Các tác dụng phụ có thể bao gồm lo lắng, mất kết nối và mất niềm tin về người khác.
Sang chấn tâm lý có thể gây những nỗi sợ vô hình
Bất kỳ trải nghiệm nào khiến bạn có cảm xúc tiêu cực dữ dội đều có thể gây sang chấn tâm lý. Ví dụ như chứng kiến hoặc nghe thấy điều gì khiến bạn tổn thương. Mức độ ảnh hưởng của sang chấn tâm lý liên quan đến cường độ của cảm xúc tiêu cực đối với trải nghiệm đó. Nói cách khác, cùng một trải nghiệm có thể có những tác động khác nhau đối với những người khác nhau. Đối với bạn, nó có thể là tổn thương nhưng với người khác thì không.
Cảm giác đau thương mất mát có thể do một sự kiện nào đó gây ra hoặc do những căng thẳng liên tục kéo dài. Sang chấn tâm lý thường xảy ra do:
Các nguyên nhân thường bị bỏ qua bao gồm:
Nhiều người trải qua những phản ứng cảm xúc ngay sau khi trải qua một sự kiện đau thương. Hầu hết tình trạng đó sẽ biến mất trong một vài ngày hoặc vài tuần. Tuy nhiên, đối với một số cá nhân, các triệu chứng của sang chấn tâm lý có thể ngày càng trầm trọng.
Một số dấu hiệu phổ biến của chấn thương tâm lý có thể bao gồm:
Về nhận thức:
Về hành vi:
Về thể chất:
Những tác động của chấn thương tâm lý không được điều trị có thể hủy hoại cuộc sống của chúng ta. Một số tác động phổ biến nhất của chấn thương không được điều trị như:
Bạn cần xác định bạn bè hoặc thành viên gia đình để được hỗ trợ. Nếu bạn cảm thấy sẵn sàng để chia sẻ về sự kiện đau buồn, bạn có thể nói chuyện với họ. Bạn cũng có thể nhờ những người thân yêu giúp bạn làm các công việc gia đình để giảm bớt phần nào căng thẳng, stress hàng ngày.
Khi bị sang chấn tâm lý, việc tránh nghĩ về sự kiện đau buồn là điều bình thường. Nhưng cách ly với thế giới bên ngoài và sử dụng chất kích thích là điều không tốt . Mặc dù việc né tránh là bình thường nhưng kéo dài sự căng thẳng khiến bạn không thể chữa lành. Dần dần, bạn hãy cố gắng trở lại thói quen bình thường. Sự hỗ trợ từ những người thân yêu hoặc một chuyên gia sức khỏe tâm thần có thể giúp ích rất nhiều khi bạn trở lại trạng thái bình thường.
Nếu bị tổn thương nghiêm trọng khi còn là một đứa trẻ, người bị tổn thương sẽ có những nhận thức sai lệch mà khó có thể từ bỏ. Họ sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức để bỏ đi những cảm xúc này. Hãy kiên nhẫn với bản thân và tôn trọng sự tiến bộ của bạn. Khi mỗi ngày trôi qua, các triệu chứng của bạn sẽ bắt đầu cải thiện dần dần.
Cuối cùng, sang chấn tâm lý ai cũng có thể mắc phải nhưng không phải ai cũng tự vượt qua được. Nếu bạn có dấu hiệu bị sang chấn tâm lý, bạn hãy can thiệp để chữa lành sớm nhất có thể.
Lê Hồng
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.