Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Polyp tử cung là những tăng sinh bất thường của các tế bào trong lớp nội mạc tử cung, tạo thành các khối u có thể nằm ở bất cứ đâu trong tử cung, bao gồm cả trong tử cung, ngoài tử cung, ở cổ tử cung và âm đạo. Cắt polyp tử cung là một thủ thuật phẫu thuật trong lĩnh vực sản khoa, nhằm loại bỏ các khối polyp nằm trong tử cung của phụ nữ. Nhiều chị em cũng thắc mắc rằng sau khi cắt polyp tử cung có mọc lại không?
Quá trình cắt polyp tử cung giúp giảm triệu chứng và nguy cơ các vấn đề sức khỏe liên quan đến polyp. Bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện phẫu thuật dựa trên vị trí và đặc điểm của polyp, triệu chứng của bệnh nhân, và yếu tố cá nhân khác.
Polyp tử cung hay còn được biết đến với tên gọi polyp nội mạc tử cung, là một hiện tượng tăng sinh bất thường của tuyến và mô nội mạc tử cung. Những khối polyp này thường có kích thước dao động từ vài mm đến vài cm, hoặc thậm chí có thể lớn hơn. Polyp có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trong tử cung, bao gồm cả bên trong tử cung, ngoài tử cung, cổ tử cung và âm đạo.
Phụ nữ có thể phát triển một hoặc nhiều polyp, và chúng có thể có hình dạng tròn hoặc bầu dục. Màu sắc của polyp thường là hồng nhạt, và chúng có độ mềm, có thể chảy máu khi tiếp xúc. Phần lớn polyp tử cung là lành tính, không gây ra triệu chứng và có khả năng tự thoái triển. Tuy nhiên, đối với một số trường hợp, polyp có thể là tiền ung thư hoặc phát triển thành khối u ác tính, đe dọa sức khỏe của người phụ nữ.
Nguyên nhân chính xác gây ra polyp tử cung vẫn là một điều chưa được khoa học xác định rõ. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa sự gia tăng nồng độ estrogen và nguy cơ mắc bệnh này. Ngoài ra, còn nhiều yếu tố nguy cơ khác mà nghiên cứu đã liệt kê, bao gồm phụ nữ bị tăng huyết áp, thừa cân, người đang được điều trị ung thư vú bằng Tamoxifen, và phụ nữ mắc hội chứng Cowden hoặc Lynch...
Polyp tử cung có thể không gây ra triệu chứng hoặc có những triệu chứng mờ nhạt, khó phát hiện và dễ nhầm lẫn với các bệnh phụ khoa khác. Thực tế, đa phần các trường hợp phát hiện polyp tử cung đều thông qua các buổi khám sức khỏe phụ khoa định kỳ.
Vì vậy, khi phát hiện các triệu chứng bất thường như xuất huyết âm đạo giữa chu kỳ kinh, đau và chảy máu sau quan hệ tình dục, chu kỳ kinh nguyệt không đều, xuất huyết âm đạo sau mãn kinh, chị em cần thăm khám sớm để phát hiện và điều trị kịp thời. Điều này giúp tránh được những biến chứng nguy hiểm của polyp tử cung, bao gồm tăng nguy cơ mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) hoặc ung thư tử cung.
Khi khối polyp vỡ ra gây chảy máu, hoặc hoại tử lan đến nội mạc tử cung, có thể gây ra ung thư cổ tử cung. Ngoài ra, khối polyp có thể làm biến dạng nội mạc tử cung, cản trở quá trình thụ tinh diễn ra thành công, là nguyên nhân gây vô sinh hiếm muộn thường gặp ở phụ nữ.
Để xác định liệu chị em có mắc bệnh polyp tử cung hay không, bước đầu tiên bác sĩ sẽ tập trung hỏi thăm về chiều dài chu kỳ kinh nguyệt thông thường và các triệu chứng bất thường mà chị em có thể gặp phải. Để tăng độ chính xác của quá trình chẩn đoán, bác sĩ có thể yêu cầu chị em tham gia một số xét nghiệm kiểm tra như sau:
Siêu âm đầu dò âm đạo: Phương pháp ưu tiên được sử dụng trong chẩn đoán polyp tử cung với độ chính xác cao. Điều này giúp quan sát khối polyp và xác định vị trí chính xác của chúng.
Siêu âm bơm nước buồng tử cung: Bác sĩ sử dụng phương pháp này để bơm một chất lỏng vào buồng tử cung, làm giãn rộng tử cung và tạo điều kiện thuận lợi để quan sát hình ảnh tăng sinh bất thường trong khoang tử cung.
Nội soi buồng tử cung: Phương pháp này không chỉ được áp dụng trong chẩn đoán mà còn trong quá trình điều trị polyp tử cung. Bác sĩ sử dụng ống nội soi có camera để quan sát bên trong tử cung, giúp xác định sự hiện diện của polyp một cách chi tiết.
Sinh thiết nội mạc tử cung: Bác sĩ sử dụng ống hút để lấy mẫu mô trong tử cung và gửi đi kiểm tra mô bệnh học. Quá trình này giúp xác định sự có hay không tế bào ung thư để lựa chọn hướng điều trị phù hợp.
Dựa vào kết quả chẩn đoán và phân tích mô bệnh, bác sĩ sẽ hướng dẫn chị em theo đúng phác đồ điều trị polyp tử cung phù hợp. Có ba phương pháp điều trị chính:
Điều trị bảo tồn và theo dõi: Thích hợp cho các trường hợp polyp có kích thước nhỏ, không gây triệu chứng và không có nguy cơ tiến triển ác tính. Bác sĩ khuyến khích theo dõi thường xuyên thay vì can thiệp điều trị ngay.
Điều trị nội khoa: Dành cho những trường hợp polyp gây triệu chứng phiền toái, bác sĩ có thể kê toa thuốc giúp cải thiện triệu chứng. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tạm thời và triệu chứng có thể trở lại khi chị em ngừng sử dụng thuốc.
Điều trị ngoại khoa: Dành cho các trường hợp polyp gây triệu chứng nặng hoặc tiềm ẩn nguy cơ tiến triển ác tính. Bác sĩ có thể đề xuất phẫu thuật nội soi buồng tử cung để cắt bỏ polyp. Trong trường hợp polyp chứa tế bào ung thư, bác sĩ sẽ tư vấn các bước điều trị tiếp theo, có thể bao gồm cả việc cắt bỏ hoàn toàn tử cung, và hội chẩn với bác sĩ hỗ trợ sinh sản nếu chị em chưa đạt được số con như mong muốn, nhưng vẫn muốn bảo tồn khả năng sinh sản.
Mặc dù các tài liệu y văn ít ghi nhận về trường hợp tái phát của polyp tử cung sau điều trị, tuy nhiên, thực tế cho thấy có nhiều trường hợp sau khi phẫu thuật cắt bỏ polyp, bệnh lại tái phát. Điều này có thể xuất phát từ việc phẫu thuật chưa loại bỏ hết chân của khối polyp, polyp có thể bị xoắn và cuống polyp không được loại bỏ hoàn toàn, hoặc có khả năng chân polyp bị khuất tầm nhìn, gây khó khăn trong quá trình loại bỏ. Các mầm bệnh khó phát hiện và không loại bỏ hết cũng có thể dẫn đến sự tái phát sau thời gian dài, khiến cho polyp mới phát triển.
Ngoài ra, khả năng tái phát của polyp tử cung còn phụ thuộc nhiều vào chế độ chăm sóc sau phẫu thuật. Việc không tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ, thiếu nghỉ ngơi và điều độ, cũng như không chăm sóc vết phẫu thuật đúng cách có thể tăng nguy cơ tái phát bệnh. Chăm sóc vết mổ, tuân thủ đúng liệu pháp hồi phục, và thực hiện đúng các biện pháp chăm sóc sức khỏe được bác sĩ khuyến khích là quan trọng để giảm nguy cơ tái phát của polyp tử cung. Việc theo dõi sát sao sự phục hồi và tham gia đúng lịch hẹn kiểm tra theo dõi sau phẫu thuật cũng đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn sự tái phát của bệnh.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.