Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Sảy thai chiếm 10% tổng số các trường hợp mang thai, trong đó có khoảng 1% là tình trạng sảy thai nhiều lần. Vậy sảy thai 2 lần có ảnh hưởng gì không? Sau sảy thai 2 lần có thể mang thai lại được hay không? Hãy cùng Nhà Thuốc Long Châu đi tìm câu trả lời cho vấn đề này trong bài viết dưới đây.
Sảy thai là tình trạng thai nhi không thể tiếp tục phát triển trong tử cung của mẹ trước tuần thai thứ 20, buộc bị cơ thể mẹ đào thải ra bên ngoài. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến thai phụ về mặt tinh thần mà còn gây hại rất nhiều về thể chất. Vậy các trường hợp sảy thai 2 lần có ảnh hưởng gì không?
Theo Hiệp hội Y học Sinh sản Hoa Kỳ (ASRM), khi thai phụ bị sảy thai 2 lần trở lên, có nghĩa là kết thúc thai kỳ không tự nguyện trước 20 tuần thì được gọi là sảy thai liên tiếp. Theo thống kê, tỷ lệ bệnh nhân bị sảy thai liên tiếp không cao, chỉ chiếm khoảng 1% trong số các trường hợp sảy thai.
Có khá nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng sảy thai liên tiếp. Tuy nhiên có thể chia thành hai nhóm nguyên nhân chủ yếu: Nguyên nhân gây sảy thai sớm và nguyên nhân gây sảy thai muộn.
Dưới đây là một số nguyên nhân cụ thể có thể dẫn đến tình trạng sảy thai ở phụ nữ mang thai:
Các vấn đề về di truyền gây ra tình trạng sảy thai sớm, đó có thể là bất thường về di truyền xuất hiện trong phôi thai hoặc nhiễm sắc thể.
Ở người bình thường có 23 cặp nhiễm sắc thể (tổng cộng 46 nhiễm sắc thể) chứa các gen đảm bảo cho quá trình phát triển của cơ thể xảy ra bình thường. Nếu chẳng may xuất hiện bất thường ở nhiễm sắc thể, như thiếu hoặc thừa có thể gây ra bệnh lý và dẫn đến sảy thai sớm. Ví dụ hội chứng Down ở trẻ được biết đến có tới 47 nhiễm sắc thể.
Khi tuổi đời người phụ nữ càng lớn, nguy cơ sảy thai do bất thường di truyền cũng tăng theo. Tỷ lệ này khoảng 10 – 15% ở những phụ nữ dưới 35 tuổi và tăng lên hơn 50% đối với những người trên 40 tuổi.
Những bất thường về di truyền nên được phát hiện sớm, có thể được nhận biết sớm bằng việc thực hiện karyotype test (xét nghiệm nhiễm sắc thể đồ). Bác sĩ sẽ lấy mẫu mô nhỏ từ thai nhi, đem đi xét nghiệm kiểm tra bộ nhiễm sắc thể có bình thường không và sẽ đưa ra những chẩn đoán phù hợp và chính xác nhất.
Bệnh tự miễn xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể mất khả năng nhận biết và phân biệt các kháng nguyên của cơ thể với các kháng nguyên xâm nhập từ môi trường bên ngoài. Điều này dẫn đến cơ thể sản xuất kháng thể và tấn công chính các tế bào, các cơ quan trong cơ thể mình.
Bệnh tự miễn ở người mẹ khiến thai nhi bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết và có thể gây ra sảy thai.
Nếu bệnh nhân từng bị sảy thai liên tiếp hoặc trong gia đình có người có tiền sử các bệnh tự miễn, bạn nên đi kiểm tra để phát hiện sớm các vấn đề và có những hướng xử trí phù hợp.
Dị tật tử cung là nguyên nhân của khoảng 15% các ca sảy thai. Những bất thường tử cung xuất hiện ở người mẹ có thể là bẩm sinh hoặc xảy ra trong thời kỳ thai kỳ, có thể kể đến các bệnh như tử cung đôi, tử cung có vách ngăn…
Ngoài ra, các khối u xơ tử cung hoặc các vết sẹo xuất hiện ở tử cung cũng có thể gây nên tình trạng sảy thai liên tiếp. Tuy nhiên, những vấn đề này có thể được phát hiện và điều trị trước khi mang thai để tránh những hậu quả đáng tiếc.
Theo thống kê cho thấy, có đến khoảng 50 – 75% trường hợp phụ nữ bị sảy thai liên tiếp nhiều lần mà không tìm ra nguyên nhân. Tuy có những manh mối được tìm thấy, nhưng vẫn chưa thể đưa ra nguyên nhân chính xác cho tình trạng này. Điều này rất dễ khiến người bệnh hoang mang lo sợ về việc tiếp tục xảy ra tình trạng sảy thai trong tương lai.
Tóm lại, sảy thai 2 lần có ảnh hưởng gì không? Quả thật, sảy thai là tình trạng không ai mong muốn, tuy nhiên nếu chẳng may rơi vào trường hợp này, bạn cũng đừng nên quá lo lắng.
Trên thực tế, ngay cả khi bị sảy thai 2 lần thì bạn vẫn có tới 65% cơ hội mang thai và sinh con khoẻ mạnh. Tuy nhiên, bạn đừng nên chủ quan. Hãy đến các cơ sở y tế thăm khám định kỳ và kiểm tra trước khi mang thai để có những phương hướng xử trí phù hợp, đề phòng sảy thai trong lần mang thai tiếp theo.
Tuy những vấn đề bẩm sinh di truyền là không thể tránh khỏi, nhưng nếu bạn sảy thai liên tiếp không phải do di truyền thì cũng có thể phòng ngừa nguy cơ sảy thai ở những lần tiếp theo bằng những biện pháp dưới đây:
Thực hiện lối sống lành mạnh: Hãy thiết lập cho mình một thực đơn dinh dưỡng và hợp lý, vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày, hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu và cafe…là cách bạn có thể hạn chế nguy cơ sảy thai trong tương lai.
Trên đây là lời giải đáp của Nhà Thuốc Long Châu cho câu hỏi “Sảy thai 2 lần có ảnh hưởng gì không?”. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, nếu bạn bị sảy thai nhiều lần liên tiếp hãy đến các cơ sở y tế để được thăm khám và có những phương hướng điều trị cụ thể phù hợp. Chúc bạn đọc thật nhiều sức khoẻ và bình an!
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.