Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Với những bệnh nhân bị sẹo sau chấn thương hoặc sau phẫu thuật, họ thường xuyên nhận được những lời khuyên rằng không nên ăn tôm để tránh gây sẹo lồi. Chính vì vậy, câu hỏi “Sẹo lồi ăn tôm có được không?” luôn là thắc mắc của nhiều người không may có sẹo trên cơ thể.
Sẹo lồi dù không nguy hiểm đến tính mạng (do đây chỉ là một tổn thương lành tính), tuy nhiên đôi khi sẹo lồi gây nhiều khó chịu và phiền toái cho người bệnh, làm giảm chất lượng cuộc sống của họ. Sẹo lồi khiến người bệnh mất tự tin khi chúng hiện diện ở những vùng da dễ thấy, như trên mặt, hay cánh tay, gây mất thẩm mỹ và góp phần khiến người bệnh trở nên tự ti hơn rất nhiều.
Sẹo lồi là một trong những loại sẹo phổ biến nhất trong cộng đồng. Sẹo lồi được hình thành do sự tăng sinh quá mức bình thường của các sợi collagen ở lớp trung bì, cả về kích thước và số lượng của các sợi. Tốc độ hình thành và phát triển của sẹo lồi khá nhanh, chúng thường có màu hồng hoặc màu đỏ thẫm, sần sùi gồ lên mặt da.
Các yếu tố nguy cơ có thể gây tái phát sẹo lồi như sau:
Không thể không nhắc đến vai trò của yếu tố dinh dưỡng trong quá trình phục hồi làn da có vết thương. Theo nhiều người, ngoài các thức ăn có lợi cho quá trình liền sẹo, cũng có những loại thực phẩm làm cho vết thương lâu lành, có thể kể đến như tôm, cua, ốc, mực, … là những loại hải sản cần phải hạn chế.
Tôm là loại thực phẩm hải sản quen thuộc trong bữa cơm hàng ngày của mỗi gia đình. Tôm đã chứng minh được giá trị dinh dưỡng của mình thông qua nhiều nghiên cứu y khoa, chứa nhiều photpho, calci, acid béo không no và các chất khoáng, vi lượng cần thiết cho cơ thể (kẽm, kali, natri, magie, vitamin B12,…). Hơn thế nữa, loại thực phẩm này còn chứa nhiều dưỡng chất có ích, giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch, ung thư, đột quỵ,…
Dù rất bổ dưỡng, song tôm lại thường xuyên được xếp vào nhóm thực phẩm cần kiêng cữ với những người có sẹo, hoặc đơn giản là có vết thương hở. Nguyên nhân dẫn đến quan niệm này có lẽ là do tôm là hải sản giàu protein, dễ gây dị ứng, dễ kích ứng da, có thể khiến tình trạng vết thương hay sẹo tấy đỏ, khó liền. Trong tôm chứa các loại acid amin như arginine, hemocyanin, tropomyosin. Theo thống kê, có hơn 50% số người bị dị ứng với các loại acid amin này. Các biểu hiện dị ứng hải sản thường biểu hiện ở da đầu tiên, chính vì vậy, khi cơ thể đang có vết thương hở, chúng càng dễ bị tổn thương nếu cơ thể lỡ ăn phải chất hay gây dị ứng.
Suy nghĩ “ăn tôm gây sẹo lồi” một quan điểm không chính xác, vì sẹo gây ra do sự đóng miệng vết thương, sự hình thành sẹo là một hiện tượng lành tính, thứ phát, được tạo thành từ trước đó do các cơ chế sinh lý của cơ thể, và tôm chỉ là một loại thực phẩm có thể góp phần làm sẹo khó lui hơn với người có cơ địa sẹo lồi. Nói tóm lại, tôm không phải là nguyên nhân gây ra sẹo lồi, mà chỉ là một yếu tố nguy cơ trên nền bệnh nhân có cơ địa dễ kích ứng. Cho nên, để phòng tránh tối đa các phản ứng không tốt xảy ra khi ăn một loại thực phẩm dễ dị ứng như tôm, bạn nên kiêng ăn tôm trong khoảng thời gian vết thương đang lành.
Các phản ứng ăn tôm khi sẹo lồi đang giai đoạn tái tạo mô có thể gặp như:
Ngoài ra, bác sĩ chuyên khoa da liễu có thể khuyên người bệnh cần kiêng các thực phẩm sau khi cơ thể có vết thương hở, như rau muống, thịt gà, đồ nếp, đồ ăn cay nóng, thức uống có chất kích thích,… Người bệnh nên ăn uống đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều hoa quả và rau xanh, uống đủ nước, bổ sung vitamin các loại,… để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Nếu bạn đã thực hiện các phương pháp chăm sóc da rất cẩn thận, kiêng khem các loại thực phẩm được cho rằng có thể gây sẹo lồi, nhưng không có hiệu quả, sẹo lồi vẫn hiện diện trên da của bạn, thì đó là lúc bạn cần tìm đến các giải pháp điều trị sẹo lồi. Nhà thuốc Long Châu xin cung cấp cho bạn một số thông tin về các biện pháp điều trị sẹo lồi phổ biến hiện nay.
Nhà thuốc Long Châu hy vọng bài viết này có thể giúp bạn giải đáp thắc mắc “Sẹo lồi ăn tôm có được không?”, cũng như nắm được các phương pháp điều trị sẹo lồi hiện nay, từ đó đưa ra quyết định lựa chọn phương pháp phù hợp với bản thân nhất.
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.