Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Sẹo lồi có mủ - Dấu hiệu nhiễm trùng cần xử trí kịp thời

Ngày 17/09/2022
Kích thước chữ

Bạn chớ chủ quan khi phát hiện sẹo lồi có mủ. Hiện tượng mưng mủ ở sẹo lồi có thể là dấu hiệu nhiễm trùng. Nếu không xử trí kịp thời, sẹo lồi mưng mủ có thể gây biến chứng nguy hiểm.

Sẹo lồi bị mưng mủ hiếm khi xảy ra nhưng mức độ nguy hiểm cao. Nếu hiện tượng mưng mủ nhẹ, bạn có thể tự chăm sóc và điều trị vết sẹo tại nhà. Trường hợp mủ sẹo lồi do nhiễm trùng nặng, bạn cần các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và chữa trị. Vì sao sẹo lồi xuất hiện dịch mủ và khi nào thì nguy hiểm? Bạn xem bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!

Nguyên nhân khiến sẹo lồi bị mưng mủ

Sẹo lồi là những vết sẹo nhô hẳn lên trên bề mặt da. Chúng có màu nâu sẫm, đỏ hoặc hồng. Kích thước vết sẹo tùy theo tình trạng tổn thương da. Sẹo lồi không chỉ gây mất thẩm mỹ, nó còn gây ngứa ngáy, đau rát khi chạm vào. Trường hợp ít gặp là sẹo lồi chứa dịch màu vàng hoặc trắng đục, khi vỡ sẽ chảy dịch ra ngoài. Biểu hiện này cho thấy vết sẹo lồi đang có mủ.

Theo các chuyên gia, 3 nguyên nhân chính gây sẹo lồi có mủ là:

  • Bị nhiễm trùng: Vệ sinh vết thương không đúng cách, không đảm bảo vệ sinh dẫn tới vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm. Chẳng hạn như vết sẹo tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, dụng cụ y tế xử lý vết thương không được khử trùng. Sẹo lồi nhiễm trùng có mủ rất nguy hiểm.
  • Bị dị ứng: Xảy ra ở người có cơ địa quá mẫn cảm, dị ứng với các loại băng, bông, gạc, chỉ trong quá trình xử lý vết thương. Sẹo lồi dị ứng có mủ rất hiếm gặp.
  • Do hệ miễn dịch kém: Hiện tượng suy giảm khả năng miễn dịch ở người bị bệnh tiểu đường, suy thận, nhiễm HIV khiến vết sẹo lồi mưng mủ.
sẹo lồi có mủ 1 Sẹo lồi bình thường khô ráo, không có dịch chảy ra

Dấu hiệu sẹo lồi có mủ do bị nhiễm trùng

Trong các nguyên nhân gây mủ ở sẹo lồi thì nhiễm trùng là gặp nhiều nhất. Bạn nhận biết sẹo lồi bị nhiễm trùng qua các dấu hiệu dưới đây:

  • Vùng da sẹo lồi mềm và đau hơn da xung quanh.
  • Cảm giác đau kéo dài, tăng lên chứ không thuyên giảm.
  • Có thể xuất hiện cảm giác ớn lạnh, sốt nhẹ đến sốt cao.

Nhiễm trùng sẹo lồi nguy hiểm như thế nào? Trước hết, nó gây đau đớn, mệt mỏi và suy giảm sức đề kháng. Cảm giác đau sẽ tồi tệ hơn nếu vết sẹo cọ xát vào quần áo. Nó khiến bạn không mặc được quần áo che kín vết sẹo. Dịch nhầy chảy ra từ vết sẹo cũng gây mùi khó chịu, hôi hám khiến bạn mất tự tin.

Nếu không chăm sóc cẩn thận, vết sẹo lồi mưng mủ có thể bị hoại tử. Nhiễm trùng từ vết sẹo có thể biến chứng nhiễm trùng máu nguy hiểm đến tính mạng. Thường thì hiện tượng mưng mủ ở vết sẹo sẽ lặp lại nhiều lần. Mưng mủ ở sẹo lồi không chỉ là vấn đề thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

sẹo lồi có mủ 2 Sẹo lồi có mủ cần xử lý sớm tránh nhiễm trùng máu và hoại tử

Hướng dẫn chăm sóc và điều trị sẹo lồi có mủ

Trường hợp sẹo lồi chảy nhiều dịch, đi kèm với sốt, đau dữ dội thì bạn nên đến thăm khám và điều trị ở cơ sở y tế. Nếu vết sẹo xuất hiện hoại tử hoặc nhiễm trùng nặng, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật cắt bỏ sẹo lồi để tránh biến chứng. Với những sẹo lồi dạng mủ nhẹ, bạn tự chăm sóc và điều trị tại nhà.

Vệ sinh vết sẹo mủ đúng cách

Việc rửa vệ sinh cho vết sẹo là cần thiết để tiêu diệt vi khuẩn, thúc đẩy làm lành các tổn thương cho nhanh hết mủ. Bạn thực hiện như sau:

  • Rửa sạch tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, lau khô bằng khăn sạch trước khi chạm vào vết sẹo mủ.
  • Lấy nước muối sinh lý rửa vết sẹo mủ giúp loại bỏ các tế bào bị hoại tử, ngăn ngừa nhiễm trùng lan rộng.
  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ để dùng thuốc mỡ chứa kháng sinh bôi lên vết sẹo. Thuốc này tiêu diệt vi khuẩn, thúc đẩy làm khô sẹo.
  • Nếu vết sẹo nhỏ, bạn dùng băng agau dán vào. Vết sẹo lớn thì dùng băng y tế băng kín để ngăn bụi bẩn, vi khuẩn.

Lưu ý quan trọng khi chăm sóc sẹo lồi có dịch nhầy là không tùy tiện chạm tay vào vết sẹo. Vi khuẩn ở tay có thể dính vào vết sẹo làm tăng tình trạng nhiễm trùng. Bạn cũng không nên tùy tiện xịt rửa hoặc bôi các loại thuốc không theo chỉ định của bác sĩ. Nhiều loại thuốc bôi lên vết thương hở khiến cho vết thương rách rộng hơn và nguy cơ tác dụng phụ gây hại sức khỏe.

Kiêng ăn thực phẩm gây mưng mủ

Thói quen ăn uống có thể tác động đến tình trạng mưng mủ ở sẹo lồi. Sẹo lồi nên ăn gì và không nên ăn gì? Đây là những thực phẩm cần tránh khi bị sẹo lồi:

  • Rau muống: Kích thích sản sinh da non và tăng sinh collagen dẫn tới da bị thừa, đùn lên trên làm tăng kích thước sẹo lồi.
  • Thịt gà: Gây dị ứng ở vết sẹo làm tăng cảm giác ngứa ngáy, kích thích phản xạ gãi khiến vết sẹo dễ bị trầy xước, nhiễm trùng.
  • Đồ nếp: Gạo nếp có tính nóng gây sưng tấy, mưng mủ ở vết thương hở và cũng khiến vết sẹo lâu lành hơn.
  • Hải sản: Dễ gây dị ứng, ngứa ngáy vết sẹo.
  • Đồ ăn cay nóng: Gây mưng mủ và tăng nguy cơ nhiễm trùng ở vết sẹo.
sẹo lồi có mủ 2 Bị sẹo lồi mưng mủ không nên ăn rau muống

Sử dụng kem Dermatix Ultra ngăn ngừa sẹo lồi có mủ

Khi vết sẹo đã có tiền sử mưng mủ, nó rất dễ lặp lại nếu không chăm sóc và điều trị đúng cách. Để ngăn ngừa mưng mủ ở vết sẹo, bạn có thể dùng kem Dermatix Ultra chuyên trị sẹo lồi, sẹo phì đại.

Kem Dermatix Ultra được sản xuất theo công nghệ DPX đột phá của Mỹ với thành phần chính là Vitamin C ester, silicone polymer. Hiệu quả được chứng minh lâm sàng của kem Dermatix Ultra là giảm ngứa nhanh, làm phẳng nhẵn vết sẹo lồi, lấp đầy sẹo lõm và làm mờ sẹo thâm. Hoạt chất có trong Dermatix Ultra còn giúp bảo vệ vùng da bị sẹo, làm se niêm mạc, ngăn ngừa mưng mủ.

sẹo lồi có mủ 3 Điều trị sẹo lồi và ngăn ngừa sẹo mưng mủ bằng cách sử dụng kem Dermatix Ultra

Bạn nên dùng kem Dermatix Ultra sau khi vết sẹo đã khô mủ, thoa kem mỗi ngày 2 lần. Trường hợp vết sẹo mới, bạn nên sử dụng kem Dermatix Ultra ngay khi sẹo đã lành và kín miệng để ngăn chặn mưng mủ. Lưu ý sử dụng kem Dermatix Ultra đúng hướng dẫn, đủ liệu trình để đạt hiệu quả tốt nhất bạn nhé!

Có rất nhiều cách chăm sóc và điều trị sẹo lồi có mủ, vì thế để biết phương pháp nào phù hợp với tình trạng của bạn, tốt nhất nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu thăm khám để có được tư vấn chính xác.

Thanh Hương

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:Sẹo lồi