Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hội chứng SIDS ở trẻ sơ sinh gây ra tâm lý hoang mang, lo lắng cho ba mẹ. Vậy SIDS là gì và những nguyên nhân nào gây ra SIDS hãy cùng tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây của chúng tôi.
SIDS thuật ngữ được các bậc làm cha mẹ đặc biệt quan tâm vì chúng ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của trẻ. Vậy SIDS là gì và đâu là nguyên nhân gây ra hội chứng SIDS ở trẻ nhỏ hãy cùng tham khảo ngay qua bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu nhé!
SIDS hay còn được gọi là hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh không phải là một căn bệnh hay một bệnh lý thông thường. Đây là chẩn đoán được đưa ra khi trẻ dưới 1 tuổi tử vong đột ngột mà không thể tìm ra nguyên nhân ngay lập tức.
Để làm rõ nguyên nhân các chuyên gia y tế phải truy tìm lại bệnh sử của cả trẻ lẫn bố mẹ đồng thời nghiên cứu kĩ nơi trẻ qua đời và khám nghiệm tử thi. Hội chứng xảy ra mà không có bất kỳ dấu hiệu nào cảnh báo trước do vậy bệnh đột tử ở trẻ sơ sinh trở thành nỗi ám ảnh lớn đối với nhiều gia đình.
Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh có thể xảy ra bất cứ lúc nào tuy nhiên thường gặp nhất là vào thời điểm trẻ ngủ khoảng thời gian giữa 10 giờ tối và 10 giờ sáng. Trên thực tế khoảng từ 16-20 % các ca tử vong do bệnh đột tử ở trẻ sơ sinh xảy ra tại nơi chăm sóc trẻ và thường gặp nhất là trong tuần đầu tiên sau sinh.
Một số nguyên nhân phổ biến gây đột tử ở trẻ sơ sinh thường gặp như việc trẻ có khuyết tật nghiêm trọng ở tim, tim bẩm sinh, hệ hô hấp hay các cơ quan phản ứng của trẻ chưa phát triển hoàn thiện.
Đường thở bị chèn ép khi nằm sấp để ngủ, ngủ trên giường có quá nhiều vật dụng hay giường ngủ quá mềm. Bên cạnh đó, việc ngủ cùng với bố mẹ cũng có thể là tác nhân gây đột tử ở trẻ.Những trẻ sơ sinh bị đột tử có mức serotonin trong não thấp hơn so với bình thường. Serotonin là chất giúp điều hòa nhịp thở, nhịp tim và huyết áp trong khi ngủ.
Trẻ bị đột tử ở trẻ sơ sinh thường không có triệu chứng kèm theo hoặc dấu hiệu cảnh báo nào. Trẻ không bị đau, không khóc hoặc có bất kỳ khó chịu hay điểm đặc biệt gì trước đột tử. Tuy vậy, trẻ có thể gặp một số vấn đề về hô hấp hoặc dạ dày nhưng không nghiêm trọng trong vài tuần trước đó.
Bên cạnh đó, nếu trẻ sinh non, nhẹ cân hoặc có bất kỳ vấn đề nào về hô hấp, khó thở trẻ phải được theo dõi sát sao ở bệnh viện để dự phòng nguy cơ đột tử. Dù vậy, trẻ vẫn có thể đột tử ở trẻ sơ sinh khi ngủ bất cứ lúc nào, kể cả khi trẻ đang khỏe mạnh. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán và có biện pháp điều trị kịp thời và xử lý tốt nhất dành cho con bạn.
Để phòng nguy cơ đột tử cho trẻ sơ sinh bạn nên đặt trẻ nằm trên những tấm đệm cứng. Tuyệt đối bạn không bao giờ đặt trẻ trên một cái gối, một cái nệm nước, chăn làm từ da cừu, đi văng, ghế, hoặc bề mặt mềm nào đó khác.
Bên cạnh đó, cần tránh sử dụng chăn có nhiều lông hoặc quá lớn cho trẻ, không để trẻ trong phòng quá nóng. Đối với trẻ 6 tháng tuổi, nên để trẻ ngủ trong nôi, đặt chung trong phòng với bố mẹ thay vì nằm chung giường.
Để tránh hiện tượng ngạt thở bạn không được để chăn, đồ chơi nhồi bông, hoặc gối gần em bé. Hãy tiêm chủng đầy đủ cho bé do việc chủng ngừa có thể giảm 50% nguy cơ bị hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS).
Tuyệt đối không hút thuốc lá, uống rượu hoặc sử dụng ma túy trong khi mang thai và không được để em bé tiếp tục tiếp xúc với khói thuốc lá. Các nhà nghiên cứu cho rằng khói thuốc lá có thể ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương làm tăng nguy cơ bị hội chứng đột tử ở trẻ.
Cho trẻ ngậm núm vú giả khi ngủ làm giảm nguy cơ bị hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS). Nếu bạn đang cho con bú, hãy cố gắng chờ đợi đến khi em bé được 1 tháng tuổi để việc bú sữa mẹ được hình thành.
Khi trẻ được mẹ bế cho bú hoặc dỗ dành thì cha mẹ nên cho trẻ trở lại cũi hoặc nôi sau khi bé đã ngủ say. Nên đặt cũi hoặc nôi của trẻ trong phòng ngủ của cha mẹ để góp phần làm giảm nguy cơ bị hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS).
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về SIDS là gì và nguyên nhân gây hội chứng SIDS ở trẻ nhỏ. Hy vọng bài viết đã mang đến cho các bạn những thông tin hữu ích giúp bạn chăm sóc con yêu tốt nhất.
Minh Thúy
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.