Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Sơ cứu suy hô hấp cấp đúng kỹ thuật

Ngày 12/06/2022
Kích thước chữ

Suy hô hấp hay hội chứng suy phổi là tình trạng nguy hiểm, gây thiếu oxy trầm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Người bệnh cần được sơ cứu suy hô hấp đúng cách để tạm thời vượt qua nguy kịch trước khi được đưa đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện cấp cứu. Cùng Nhà Thuốc Long Châu tìm hiểu về các sơ cứu suy hô hấp nhé!

Suy hô hấp thường gặp ở nhiều trường hợp mắc bệnh lý về hô hấp cũng như tim mạch. Đây cũng là nguyên nhân gây nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong. Nắm được chi tiết các bước sơ cứu suy hô hấp sẽ bảo vệ tính mạng người bệnh, giảm thiểu nguy cơ tử vong.

Nguyên nhân suy hô hấp

Tình trạng suy hô hấp cấp xảy ra do nhiều nguyên nhân. Trong đó, phổ biến nhất là do bệnh ở phổi và bệnh ngoài phổi.

  • Bệnh tại phổi: Hít phải dịch vị do trào ngược dạ dày - thực quản, ợ chua, viêm phổi trong chấn thương sọ não, viêm phế quản, viêm phổi, tràn khí màng phổi, tắc động mạch phổi.
  • Bệnh ngoài phổi: Tắc nghẽn thanh quản, khí quản do bệnh u thanh quản, u thực quản, bướu giáp, uốn ván, viêm thanh quản, dị vật trong phổi, tràn dịch màng phổi, chấn thương lồng ngực, tràn khí màng phổi…
Sơ cứu suy hô hấp cấp đúng kỹ thuật 1 Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng suy hô hấp cấp

Triệu chứng suy hô hấp cấp

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, nồng độ oxy, CO2 trong máu, quá trình tiến triển bệnh mà triệu chứng của suy hô hấp cấp sẽ khác nhau. Một số dấu hiệu khi bị chấn thương, bệnh tim, phổi…gây suy hô hấp cấp có thể kể đến là:

  • Cơ thể mệt mỏi, các hoạt động sinh hoạt hàng ngày như lên xuống cầu thang, mặc quần áo…đều gặp khó khăn.
  • Nhịp thở nhanh, khoảng 25 lần/phút do thiếu oxy máu, có kèm theo sự co kéo cơ hô hấp, có thể nhìn thấy rõ hõm trên xương ức và các khoảng gian thường, cánh mũi phập phồng.
  • Trong trường hợp người bệnh bị tổn thương tủy sống, viêm đa rễ thần kinh…thì nhịp thở giảm, biên độ hô hấp yếu, không ho đường, đờm dãi ứ đọng trong phế quản.
  • Đầu môi, đầu ngón tay chân, mặt hoặc toàn thân tím tái rõ rệt.
  • Oxy trong máu thiếu hụt, lượng CO2 tăng cao làm mạch nhanh gây nên các cơn tăng huyết áp, loạn nhịp trên thất.
  • Trường hợp suy hô hấp nặng, người bệnh xuất hiện triệu chứng thần kinh như kích thích, vật vã, rối loạn tri giác, lơ mơ, hôn mê…
Sơ cứu suy hô hấp cấp đúng kỹ thuật 1 Nhịp thở nhanh bất thường khi bị suy hô hấp

Nếu được điều trị đúng, tình trạng suy hô hấp có thể được chữa khỏi hoàn toàn. Ngược lại, nếu bệnh nhân không được cấp cứu và điều trị kịp thời thì có thể hôn mê và tử vong. Do đó, việc sơ cứu suy hô hấp là điều quan trọng.

Sơ cứu suy hô hấp đúng cách

Nguyên tắc của quá trình sơ cứu suy hô hấp cấp là làm thông thoáng đường hô hấp, hà hơi thổi ngạt, cho thở oxy. Nếu ngừng tim, người sơ cứu cần xoa bóp tim ngoài lồng ngực.

Cách hô hấp nhân tạo, hà hơi thổi ngạt trong sơ cứu suy hô hấp cấp:

  • Đặt người bệnh nằm ưỡn cổ, nghiêng đầu sang một bên.
  • Dùng khăn vải mỏng hoặc gạc để móc đờm dãi, dị vật ra khỏi mũi và miệng bệnh nhân.
  • Đặt gạc hoặc một chiếc khăn mùi xoa qua miệng nạn nhân, dùng 2 ngón tay cái và trỏ bịt mũi nạn nhân, thổi hơi trực tiếp vào miệng.
Sơ cứu suy hô hấp cấp đúng kỹ thuật 3 Cấp cứu ngừng tuần hoàn là một cách để sơ cứu suy hô hấp

Trường hợp sờ mạch quay hay mạch cảnh không có nghĩa là nạn nhân đã ngừng tim. Cần thực hiện ép tim ngoài lồng ngực với các bước:

  • Chồng 2 tay lên nhau, ép lên lồng ngực nạn nhân ở vị trí phía ngoài tim khoảng 70 - 100 lần/phút.
  • Nếu chỉ có 1 người sơ cứu thì cứ ép tim ngoài lồng ngực 15 nhịp thổi ngạt cho người bệnh 1 lần.
  • Nếu có 2 người cấp cứu thì người thực hiện thổi ngạt theo nhịp 2:30 với người ép tim ngoài lồng ngực. Làm kiên trì đến khi tim đập và nạn nhân có thể thở trở lại.
  • Lưu ý cần kiểm tra mạch cảnh hoặc mạch bẹn của người bệnh cứ 2 - 3 phút 1 lần.

Nếu việc sơ cứu suy hô hấp có kết quả, nạn nhân thở trở lại, có thể cử động giãy giụa hoặc còn mê man nhưng đã xuất hiện mạch và nhịp thở. Lúc này, người sơ cứu hãy gọi cấp cứu hoặc dùng phương tiện sẵn có để di chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

Biến chứng của suy hô hấp cấp

Suy hô hấp cấp là một bệnh lý nguy hiểm có thể gây ra nhiều biến chứng đe dọa tính mạng nếu người bệnh không được cấp cứu và điều trị kịp thời, đúng cách. Một số biến chứng gây suy giảm chức năng hô hấp bao gồm:

  • Rối loạn nhịp tim.
  • Tổn thương hoặc chấn thương não.
  • Suy thận.
  • Phổi tổn thương.
  • Tử vong.
Sơ cứu suy hô hấp cấp đúng kỹ thuật 4 Biến chứng suy hô hấp cấp gây tổn thương phổi

Điều trị suy hô hấp cấp

Những bước sơ cứu suy hô hấp chỉ có hiệu quả tạm thời. Để chấm dứt tình trạng này, người bệnh cần được đưa đi cấp cứu để xác định nguyên nhân và có phương pháp khắc phục hiệu quả, ngăn ngừa biến chứng. Một số cách điều trị suy hô hấp cấp có thể kể đến là:

  • Thở oxy qua mặt nạ, thở oxy trong lều hoặc lồng ấp, thở oxy cao áp.
  • Thở máy.
  • Dùng thuốc giãn cơ, thuốc an thần với liều lượng phù hợp.
  • Cân bằng huyết động và dịch ra vào.
  • Kiểm soát nồng độ glucose trong máu.
  • Nếu suy hô hấp gây ra do nhiễm khuẩn phổi, người bệnh được điều trị với liệu pháp kháng sinh chống nhiễm khuẩn.

Phòng tránh suy hô hấp cấp

Biện pháp hữu hiệu nhất để phòng tránh tình trạng suy hô hấp cấp là:

  • Tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị của bác sĩ nếu người bệnh mắc hội chứng phổi tắc nghẽn mãn tính COPD hoặc các bệnh lý khác.
  • Không hút thuốc lá, hạn chế sử dụng chất kích thích như bia, rượu.
  • Không lạm dụng thuốc nếu không được bác sĩ chỉ định.
  • Thiết lập chế độ ăn uống khoa học, có lối sống sinh hoạt lành mạnh.
  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao.
  • Kiểm soát cân nặng hợp lý.
  • Cân bằng cảm xúc, hạn chế tình trạng căng thẳng tinh thần để giấc ngủ đạt chất lượng tốt.
  • Đến khám tại cơ sở y tế nếu đường hô hấp có triệu chứng bất thường để được khám cận lâm sàng nhằm có hướng điều trị phù hợp, ngăn ngừa nguy cơ suy phổi.
Sơ cứu suy hô hấp cấp đúng kỹ thuật 5 Ăn uống khoa học giúp phòng tránh tình trạng suy hô hấp cấp

Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn biết sơ cứu suy hô hấp cấp đúng cách. Trong giờ phút sinh tử, việc thực hiện sơ cấp cứu kịp thời và đúng kỹ thuật là vô cùng quan trọng, quyết định sự sống còn của nạn nhân. Sau khi thực hiện xong các bước sơ cứu, bạn hãy đưa người bệnh đến bác sĩ chuyên môn để được xử trí kịp thời, bảo vệ tính mạng.

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.