Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

So sánh nội soi bàng quang bằng ống cứng và mềm

Ngày 14/11/2022
Kích thước chữ

Nội soi bàng quang là phương pháp dùng máy nội soi nhằm quan sát, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý trong bàng quang. Hiện nay, có hai kiểu nội soi bàng quang bằng ống cứng và ống mềm.

Nội soi bàng quang là thủ thuật giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe mà người bệnh đang gặp phải ở đường tiết niệu. Hiện nay, nội soi bàng quang phân loại hai kiểu là nội soi bàng quang bằng ống cứng và mềm. Trong bài viết này, chúng ta sẽ so sánh 2 loại kiểu này để xem ưu và nhược điểm của từng loại.

Nội soi bàng quang là gì?

Nội soi bàng quang là thủ thuật giúp chẩn đoán hình ảnh được dùng khá phổ biến hiện nay, giúp các bác sĩ khảo sát đường tiểu dưới thông qua máy nội soi chuyên dụng. Bác sĩ có thể nhìn trực tiếp vào ống nội soi hay qua màn hình máy tính hiển thị đều được. Đôi khi, nếu bác sĩ phát hiện có điều gì bất thường trong bàng quang, họ có thể sẽ thực hiện điều trị ngay khi đang làm thủ thuật này.

Nội soi bàng quang được chỉ định thực hiện cho những người bệnh như bị đau rát khi đi tiểu, có máu chứa trong nước tiểu, nhiễm trùng đường tiểu nhiều lần, bàng quang bị kích thích hoặc không kiểm soát được hoạt động tiểu tiện của chính mình. Một số bất thường ở niêm mạc bàng quang chỉ có thể thấy khi thực hiện nội soi bàng quang.

Nội soi bàng quang là thủ thuật giúp chẩn đoán hình ảnh Nội soi bàng quang là thủ thuật giúp chẩn đoán hình ảnh.

Ống kính nội soi là đường ống nhỏ, được đưa vào bàng quang bằng ngã niệu đạo. Có 2 loại ống nội soi hiện nay là nội soi bàng quang bằng ống cứng và mềm. Cả 2 loại ống nội soi đều có những kênh thao tác phụ, có công dụng đưa những thiết bị nhỏ khác vào trong quá trình thao tác.

Nội soi bàng quang có nguy hiểm không?

Trước khi đi so sánh nội soi bàng quang bằng ống cứng và mềm thì chúng ta tìm hiểu xem nội soi bàng quang có nguy hiểm không? Nội soi bàng quang không hề nguy hiểm, bởi đây là phương pháp thăm khám bình thường để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh mà người bệnh đang mắc phải.

Đồng thời bệnh nhân sẽ được gây tê tại chỗ ở niệu đạo để đưa ống soi vào, sẽ không gây mê toàn thân như phương pháp nội soi ở dạ dày hay thực quản. Vì vậy, sẽ ít có ảnh hưởng cũng như sẽ không có cảm thấy quá đau. Khi hết thuốc tê, các bạn sẽ chỉ thấy hơi nhức nhẹ do có sự thâm nhập của dị vật vào trong cơ thể.

Nội soi bàng quang có nguy hiểm không? Nội soi bàng quang có nguy hiểm không?

Tuy nhiên, sau khi nội soi khoảng 24h tiếp theo bệnh nhân vẫn sẽ nhận thấy một số những tác dụng phụ. Đó là cảm giác nóng rát nhẹ khi tiểu, tiểu nhiều lần hơn và mỗi lần sẽ lẫn một chút vệt màu hồng. Một vài trường hợp nặng hơn sẽ bị tình trạng nhiễm trùng đường tiểu trong thời gian ngắn kèm theo sốt nhẹ.

Nếu trong trường hợp người bệnh sau khi thực hiện phương pháp nội soi mà xuất hiện nhiều biến chứng khác như đau đớn ở vùng niệu đạo, chảy máu nghiêm trọng,… thì họ cần đến ngay cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị kịp thời.

Ưu điểm của nội soi bàng quang bằng ống cứng và mềm

Cả hai loại nội soi bàng quang bằng ống cứng và mềm đều có những ưu điểm riêng. Cụ thể như sau:

Ống nội soi mềm

Là một ống nhỏ, mềm mại, gồm những bó sợi quang học có độ dày tựa một chiếc bút chì, đầu ống mềm có thể uốn cong, từ đó giúp quan sát diện rộng hơn. Ống mềm thường được dùng vì có đặc điểm mềm, dễ di chuyển, linh hoạt theo đường cong của niệu đạo. Nội soi bàng quang bằng ống mềm giúp bác sĩ quan sát được toàn bộ mặt trong của bàng quang. Phương pháp này giúp người bệnh cảm thấy thoải mái, ít đau đớn, không hạn chế tư thế soi, có thể đưa ống soi vào trong những tình trạng khó như cổ bàng quang cao, tiền liệt tuyến có thuỳ giữa lớn.

Cả hai loại nội soi bàng quang bằng ống cứng và mềm đều có những ưu điểm riêng Cả hai loại nội soi bàng quang bằng ống cứng và mềm đều có những ưu điểm riêng

Ống nội soi cứng

Là ống nhỏ, cứng và thẳng, cấu tạo bên trong gồm có nhiều thấu kính (rod-lens), có thể thu về hình ảnh rõ nét hơn so với ống soi mềm (cấu tạo bên trong là các sợi thuỷ tinh - fiber optic). Nội soi bàng quang bằng ống cứng giúp các y bác sĩ có thể đưa những dụng cụ đa dạng qua các kênh thao tác phụ với lòng kênh rộng, có nhiều kênh, có thể phục vụ cho các mục đích khác nhau như chẩn đoán và điều trị bệnh tại bàng quang.

Đồng thời, nội soi bàng quang bằng ống cứng cũng dễ dàng kiểm soát và định hướng khi thực hiện nội soi khảo sát. Người thực hiện soi bàng quang có thể cầm máy bằng một tay, tay kia thao tác các chức năng khác, mang lại sự thuận tiện khi dùng.

Nhược điểm của 2 loại

Ngoài những ưu điểm nổi bật nêu như trên, cả 2 loại đều có những nhược điểm riêng của mình. Cụ thể như sau:

Ống nội soi mềm

Khó điều trị được toàn bộ các vấn đề bất thường ở bàng quang như ống cứng. Bởi vì khó đưa các dụng cụ can thiệp vào bàng quang qua các kênh thao tác.

Ống nội soi cứng

Khó quan sát toàn bộ bàng quang như ống mềm vì không có sự linh hoạt, mềm dẻo của ống mềm. Đồng thời, nội soi bằng ống cứng cũng gây cảm giác đau đớn, khó chịu hơn cho người bệnh so với ống mềm. Vì vậy, nếu dùng ống cứng thường sẽ gây mê toàn thân hoặc gây tê tủy sống - thuốc tê được tiêm vào tủy sống có tác dụng ức chế toàn bộ cảm giác từ vùng thắt lưng trở xuống để chuẩn bị thực hiện thủ thuật.

Mong rằng với những thông tin mà bài viết cung cấp đã giúp mọi người có thể so sánh được nội soi bàng quang bằng ống cứng và mềm. Mỗi loại ống nội soi đều có những ưu và nhược điểm riêng. Vì vậy, tùy tình trạng bệnh lý của từng bệnh nhân cụ thể, bác sĩ sẽ có lựa chọn dụng cụ nội soi thích hợp.

Phương Nhi

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin