Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Tìm hiểu về bệnh nhiễm trùng đường tiểu

Ngày 21/12/2020
Kích thước chữ

Chế độ chăm sóc tại nhà có thể ảnh hưởng trực tiếp để tình trạng viêm đường tiểu. Vì thế trong giai đoạn điều trị bệnh nhân cần có cách chăm sóc phù hợp đồng thời có chế độ ăn uống đúng cách để có sự hỗ trợ tốt nhất cho bệnh mau thuyên giảm.

Nhiễm trùng đường tiểu hay viêm đường tiết niệu là một bệnh thường gặp, không gây nhiều nguy hiểm. Tuy nhiên nếu không được điều trị đúng cách và triệt để có thể dẫn tới nhiễm trùng mãn tính, nhiễm trùng máu, suy thận hay thậm chí tử vong.

Những nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiểu

Tìm hiểu về bệnh nhiễm trùng đường tiểu 1Có nhiều nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiểu

Do thói quen sinh hoạt không đúng cách

  • Thường xuyên nín tiểu khiến nước tiểu bị ngưng đọng và ứ đọng, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. 
  • Không vệ sinh vùng kín sạch sẽ sau khi quan hệ tình dục làm cho vi khuẩn xâm nhập vào nhập ống dẫn tiểu và bọng đái.
  • Vệ sinh vùng kín không đúng cách, đặc biệt là trong mỗi kỳ kinh nguyệt.
  • Quan hệ tình dục không an toàn: Không dùng bao cao su khi quan hệ tình dục, dùng chung sex toy, quan hệ tình dục trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc quan hệ nhiều bạn tình cùng một lúc.

Do những loại vi khuẩn trong đường tiết niệu gây nên

E. coli hoặc những vi khuẩn khác sống trong đường tiết niệu như: Staphylococcus, Klebsiella, Proteus là nguyên nhân của hơn 75% các trường hợp nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Những loại vi khuẩn này xâm nhập vào nhập ống dẫn tiểu và bọng đái gây viêm nhiễm âm đạo, bàng quang và có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được chữa trị kịp thời.

Những biến chứng của bệnh đối với từng đối tượng

Phụ nữ đang mang thai và cho con bú

Tìm hiểu về bệnh nhiễm trùng đường tiểu 2Mẹ bầu viêm đường tiểu có thể làm tăng cao nguy cơ gây nhiễm trùng ối

Làm tăng cao nguy cơ gây nhiễm trùng ối, nhiễm trùng bào thai, tăng nguy cơ vỡ ối sớm, sinh non… Bệnh nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời có thể bị sảy thai, dị tật thai nhi. Có thể trở thành bệnh lý mạn tính thì hậu quả tất yếu là dẫn tới suy thận mạn tính

Nữ giới

Luôn cảm thấy khó chịu khi tiểu buốt, thậm chí tiểu ra máu. Bệnh có thể gây tắc vòi trứng dẫn tới vô sinh ở phụ nữ. Đặc biệt sẽ cảm thấy đau khi quan hệ tình dục, gây ảnh hưởng tới cảm xúc trong chuyện chăn gối. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời có thể khiến vi khuẩn xâm nhập từ đường tiểu qua đường máu gây tổn thương và tạo áp xe ở vỏ thận.

Nam giới

Gây viêm ống dẫn tinh, túi tinh, tinh hoàn... ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và có thể gây vô sinh. Cảm thấy đau và khó chịu khi quan hệ tình dục với bạn tình, do bộ phận sinh dục nam đau buốt, chảy mủ, ảnh hưởng xấu đến chất lượng sinh hoạt tình dục.

Làm lây lan những bệnh lây truyền qua đường tình dục như ssùi mào gà, viêm âm đạo, lậu… Bệnh có thể diễn biến thành bệnh áp-xe tiền liệt tuyến, viêm tinh hoàn, viêm mào tinh..., làm bít tắc ống dẫn tinh, tăng nguy cơ gây vô sinh.

Chăm sóc người mắc bệnh nhiễm trùng đường tiểu

Có chế độ dinh dưỡng phù hợp

Tìm hiểu về bệnh nhiễm trùng đường tiểu 3Dinh dưỡng đúng cách để giúp cơ thể loại bỏ vi khuẩn bên trong đường tiết niệu

Uống đủ nước mỗi ngày, với khoảng 2-2,5 lít tùy theo thể trạng để giúp thận tăng bài tiết nước tiểu, hạn chế lây nhiễm ngược dòng.

Bổ sung vào chế độ ăn hằng ngày những thực phẩm sau để giúp cơ thể loại bỏ vi khuẩn bên trong đường tiết niệu và ngăn ngừa nhiễm trùng:

Những loại rau xanh như bắp cải, súp lơ, cà chua, quả mọng, bông cải xanh, rau bina chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể, giúp tăng lượng nước đồng thời giúp thải độc cơ thể và phòng chống các triệu chứng viêm nhiễm đường tiết niệu.

Sử dụng những thực phẩm chứa nhiều vitamin C như những loại trái cây như cam, chanh quýt, bưởi, kiwi giúp thanh lọc có thể, loại bỏ độc tố và giúp tăng cường sức khỏe tổng thể.

Ngoài ra vitamin C cũng có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn E.coli, làm cho nước tiểu ít axit hơn và giảm tái viêm nhiễm đường tiết niệu.

Bổ sung Probiotic có nhiều trong nhiều loại thực phẩm lên men bao gồm kimchi, sữa chua, đây là các vi sinh vật có lợi cho hệ thống miễn dịch và tiêu hóa của con người đồng thời thúc đẩy sự cân bằng vi khuẩn trong đường ruột và giảm nhiễm trùng tiết niệu hiệu quả.

Vệ sinh vùng kín sạch sẽ hằng ngày

Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đặc biệt với những phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt.

Không nên quan hệ trong thời kỳ kinh nguyệt, trước và sau khi quan hệ tình dục cần vệ sinh sạch sẽ, nên lau chùi từ trước ra sau, tránh thụt rửa và xịt nước sâu vào trong âm đạo. 

Không nên nhịn tiểu mà nên tiểu hết lượng nước tiểu có trong bàng quang để tránh gây ứ đọng.

Điều trị theo phác đồ của bác sĩ

Bệnh nhân trong quá trình điều trị nhiễm trùng đường tiểu không nên sử dụng thuốc tránh thai vì chúng có thể gây tương tác với một số loại thuốc kháng sinh, làm mất tác dụng của thuốc. Vì thế chúng ta không nên tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào mà chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Nếu tình trạng nhiễm trùng đường tiểu tái phát nhiều lần nên đi khám chuyên khoa thận-tiết niệu để kiểm tra nguyên nhân và có hướng điều trị kịp thời.

Khi nhiễm khuẩn tiết niệu phải điều trị đúng phương pháp và triệt để ngay từ đầu, phòng ngừa tái phát bệnh và trở thành mãn tính. Những bệnh nhân mắc những bệnh liên quan đến đường tiết niệu như sỏi thận-tiết niệu, suy giảm miễn dịch hoặc có các bệnh như viêm thận bể thận hoặc nhiễm khuẩn huyết phải thường xuyên khám và tầm soát nhiễm trùng tiểu để điều trị sớm, can thiệp lấy sỏi khi có chỉ định.

Xuân Trúc

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin