Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Mang thai là hành trình vất vả mà các mẹ bỉm phải cực kỳ chú trọng, đặc biệt là vấn đề về sức khỏe của cả hai mẹ con. Vì thế, trước khi có kế hoạch sinh con, bạn nên tìm hiểu kỹ sức khỏe sinh sản, nhất là nắm rõ các mốc khám thai quan trọng.
Trong thời gian thai kỳ, mẹ bầu sẽ có có nhiều thay đổi trong cuộc sống. Đó có thể là lối sinh hoạt hàng ngày cho đến trạng thái sức khoẻ. Việc tốt nhất để “mẹ tròn con vuông” là khám thai định kỳ. Mẹ bầu cần lưu ý các mốc khám thai quan trọng để biết được tình trạng sức khỏe của mình và thai nhi. Thông qua việc khám thai định kỳ, mẹ bỉm có thể chủ động hơn trong kế hoạch sinh nở về sau.
Mang thai là quá trình thiêng liêng đối với bất kỳ người phụ nữ nào. Để quá trình này diễn ra suôn sẻ thì khám thai là điều cần thiết nhất. Ngay khi trễ kinh từ 4 - 5 ngày, các chị em nên sử dụng bộ que thử thai. Nếu kết quả báo 2 vạch thì phải nghĩ ngay đến việc khám thai. Tuy nhiên để kết quả chính xác thì nên đợi khoảng 3 tuần sau khi trễ kinh và thử thai lên 2 vạch rồi đi siêu âm. Bởi đây là thời gian lý tưởng để xác định có chắc chắn mang thai hay không.
Việc khám thai từ những ngày đầu tiên cho đến khi hạ sinh rất quan trọng:
Khám thai định kỳ giúp các chị em yên tâm hơn về quá trình sinh nở của mình. Các hoạt động như khám sức khỏe tổng quát, siêu âm thai, xét nghiệm theo từng giai đoạn thai nhi sẽ bổ trợ tốt nhất cho quá trình mang thai an toàn.
Hiện nay việc khám thai định kỳ rất phổ biến. Các mẹ bỉm có thể chọn khám thai tại cơ sở y tế công lập hoặc tại các phòng khám tư. Tuy nhiên tốt nhất nên chọn những cơ sở phụ sản uy tín, được nhiều người đánh giá cao để khám thai. Chi phí khám thai tại các phòng khám tư nhân có thể cao hơn so với bệnh viện công lập.
Những mốc quan trọng trong thời gian mang thai:
Nếu sau khi chậm kinh một tuần và đã dùng que thử thai cho kết quả 2 vạch thì hãy đi khám bác sĩ để xác định tuổi thai và xem thai đã vào tử cung chưa. Đây là mốc khám thai khởi đầu, rất quan trọng, không nên chủ quan mà bỏ qua dù bạn mang thai lần đầu hay đã có kinh nghiệm trước đó.
Lúc này các mẹ bỉm thường được bác sĩ siêu âm và xem thai nhi có tim thai hay chưa. Bên cạnh đó siêu âm có thể cho thấy kích thước túi ối như thế nào, chiều dài phôi có phát triển ổn không. Lần khám thai thứ hai này buộc người mang thai phải xét nghiệm máu, nước tiểu để xem tình trạng sức khoẻ có ổn định không hay cần bổ sung dinh dưỡng gì.
Đây là cột mốc khám thai quan trọng không được bỏ qua trong quá trình mang thai. Lúc này được xem là thời điểm sàng lọc dị tật bẩm sinh hoàn hảo cũng như đo độ mờ da gáy ở thai nhi tốt nhất. Bác sĩ thường cho các mẹ bầu làm xét nghiệm Double test để xem thai nhi có mắc hội chứng Down ở giai đoạn sớm thai kỳ hay không.
Lúc này thông qua siêu âm, bác sĩ có thể phát hiện các bất thường về hình thái của thai nhi để đưa ra biện pháp can thiệp kịp thời. Các dị dạng như hở hàm ếch, sứt môi sẽ dễ phát hiện ra ở giai đoạn này. Ngoài ra các mẹ bỉm thường được khuyến nghị xét nghiệm sàng lọc Triple test để dự đoán nguy cơ bệnh Down hay các bất thường về nhiễm sắc thể.
Mốc khám thai này được bác sĩ thực hiện để đánh giá các dị tật bẩm sinh như ở tim, phổi và sự phát triển chung của thai nhi để đưa ra tư vấn cho phù hợp. Không nên bỏ qua mốc khám thai này cho dù các thời điểm trước có kết quả khám tốt như nào bởi cơ thể thai nhi phát triển và có thể chuyển biến khác thường từng ngày.
Khám khi thai nhi ở thời gian này thường được yêu cầu siêu âm 4D để phát hiện dị tật muộn. Đặc biệt, các bác sĩ sẽ thực hiện một vài xét nghiệm để xem mẹ bầu có bị tiểu đường thai kỳ hay không. Lúc này mẹ bỉm cũng được tiêm phòng uốn ván. Vậy nên tuyệt đối không bỏ qua mốc khám thai quan trọng này mà hãy sắp xếp lịch trình thật phù hợp để ưu tiên việc đi khám.
Dị tật thai nhi được xác định lần cuối thông qua siêu âm 4D. Các bác sĩ sẽ khám tổng quát cho mẹ bỉm, theo dõi Doppler động mạch rốn và não của thai nhi, động mạch tử cung ở người mẹ. Đây là lúc bác sĩ sẽ xác định tiên lượng cho lần “vượt cạn” sắp tới. Những ai cần tiêm hai mũi uốn ván thì sẽ được tiêm vào lần khám này.
Ở mốc khám thai này, thai phụ cần chạy máy Monitor sản khoa để ghi nhận cơn go tử cung cũng như sự thay đổi của tim thai. Khi siêu âm, bác sĩ sẽ dự đoán cân nặng thai nhi khi sinh cùng với việc kiểm tra tình trạng dây rốn và nước ối xem có đảm bảo an toàn cho bé khi ra đời hay không. Bắt đầu từ thời gian này, nếu đau bụng hay ra máu thì mẹ bỉm buộc phải đến bệnh viện ngay để kiểm tra.
Trên đây là những cột mốc khám thai quan trọng mà các mẹ bỉm cần lưu ý tuân theo. Hy vọng sau khi đọc bài viết, bạn có thể hình dung được những thời điểm nên khám thai để kế hoạch sinh nở thật thuận lợi. Chúc thai kỳ của bạn sẽ luôn suôn sẻ và mẹ tròn con vuông.
Bảo Thanh
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.