Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Lịch khám thai định kỳ 3 tháng đầu của các mẹ bầu

Ngày 03/10/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Khám thai là chuyện vô cùng hệ trọng bởi không chỉ để các mẹ bầu có thể tầm soát bệnh tật, biết được sức khỏe của thai nhi mà còn giúp mẹ điều hướng hướng chăm sóc sức khỏe đúng cách. Cùng khám phá lịch khám thai định kỳ vào 3 tháng đầu tiên nhé!

Trong thời kỳ mang thai, đặc biệt là vào 3 tháng đầu, việc khám thai định kỳ là việc nên làm để đảm sức khỏe cho cả bé và mẹ. Điều này còn giúp cho tâm trí mẹ bầu an tâm, thoải mái trong những tháng ngày thai kỳ.

Lịch khám thai định kỳ 3 tháng đầu của các mẹ bầu

Mốc khám thai từ 5 – 8 tuần tuổi

Đây là lịch khám thai định kỳ đầu tiên và cực kỳ quan trọng mà các mẹ bầu cần phải ghi nhớ. Bởi trong lần khám này các mẹ bầu sẽ được các bác sĩ khám và xác định việc đã mang thai hay chưa, số lượng thai nhi và liệu rằng thai nhi đã làm tổ trong tử cung hay là chưa.

Một số loại xét nghiệm sau đây có thể được các bác sĩ chỉ định để hỗ trợ quá trình thăm khám thai như:

  • Thăm khám các chỉ số BMI bao gồm chiều cao và cân nặng. Xác định các chỉ số này để giúp các mẹ biết mình đang trong thể trạng bình thường, thừa cân hay gầy ốm. 
  • Đo huyết áp để lường trước các trường hợp mẹ bầu có nguy cơ mắc chứng bệnh tiểu đường thai kỳ.
  • Xét nghiệm nước tiểu cũng như thực hiện đo nồng độ hormone hCG để theo dõi sự phát triển của thai kỳ.
  • Siêu âm để xác định tuổi của thai nhi và căn cứ thêm vào các thông tin do mẹ bầu cung cấp như ngày quan hệ, thời gian trễ kinh nguyệt,...

Bên cạnh đó, các mẹ cũng nên đưa các thông tin về tiền sử bệnh tật của bản thân cũng như người thân trong gia đình để các bác sĩ có thể linh hoạt tìm cách chủ động phòng các tình huống xấu có thể xảy ra cho thai nhi.

Lịch khám thai định kỳ 3 tháng đầu của các mẹ bầu 1 Thực hiện lịch khám thai định kỳ vào 3 tháng đầu tiên là việc vô cùng quan trọng.

Mốc khám thai từ 8 - 13 tuần 6 ngày

Đây là mốc thứ hai trong lịch khám thai kỳ 3 tháng đầu của các mẹ bầu. Quy trình thăm khám cũng giống như mốc thăm khám thai kỳ lần thứ nhất. Mẹ bầu sẽ được làm các xét nghiệm và thăm khám toàn diện tương tự như lần khám ở trước đó để rà soát khả năng thai nhi có mắc các loại dị tật hay không. Ngoài ra, đây được xem là thời điểm chủ chốt để phát hiện và can thiệp kịp thời vào các căn bệnh để giảm thiểu những rủi ro cho thai kỳ về sau.

Những lưu ý để thai kỳ luôn khỏe mạnh

Ngoài việc thực hiện nghiêm túc các lịch khám thai định kỳ chuẩn, các mẹ bầu cũng nên tìm những cách giúp cho sức khỏe thai nhi luôn khỏe mạnh.

Chế độ ăn uống

Trong quá trình mang thai, việc bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng cho sự phát triển của thai nhi cũng như đảm bảo sức khỏe cho các mẹ bầu.

Các nhóm chất chủ yếu mà mẹ bầu cần phải hấp thu có thể kể đến như:

  • Vitamin B9: Loại vitamin này hiện diện nhiều trong các loại thực phẩm như gan, thịt gà, đậu lima, đậu nành, các loại rau xanh đậm màu, cà rốt, chuối, cà chua, bưởi, cam, chanh,...
  • Sắt: Ngoài việc bổ sung sắt thông qua các thực phẩm như tôm, cải xoăn, bánh mì nguyên hạt, thịt bò,... các mẹ bầu có thể lựa chọn sử dụng viên sắt tổng hợp theo sự tư vấn của các bác sĩ. 
  • Canxi: Bổ sung các thực phẩm giàu canxi là điều vô cùng cần thiết. Theo tính toán, các mẹ nên bổ sung ít nhất 800mcg canxi mỗi ngày. Các loại hải sản như tôm, cua, ghẹ, hào cùng các chế phẩm từ sữa là sự lựa chọn tuyệt vời trong bữa ăn hàng ngày của các mẹ bầu. 
  • Protein: 70g protein là số lượng các mẹ cần hấp thụ vào cơ thể mỗi ngày để đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. 
  • Vitamin và khoáng chất: Để tăng cường hàng rào miễn dịch cho mẹ và bé một cách tự nhiên nhất, các mẹ nên chú ý bổ sung nhiều thực phẩm như rau cải xanh, rau chân vịt, súp lơ, cam, quýt, bắp cải, bưởi, táo, nho,...
Lịch khám thai định kỳ 3 tháng đầu của các mẹ bầu 2 Chế độ ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi.

Chế độ vận động và nghỉ ngơi

Mẹ bầu có thể bị một số ảnh hưởng trong những giai đoạn đầu mang thai như sốt, đau bụng nhẹ, cảm thấy nhức mỏi,... Vì thế, điều chỉnh lại chế độ vận động và nghỉ ngơi hợp lý để giúp mẹ thuyên giảm các triệu chứng kể trên. 

Tập yoga hay đi bộ mỗi ngày sẽ giúp mẹ duy trì thói quen vận động nhẹ nhàng cũng như là tiền đề giúp cơ thể ngày một khỏe mạnh hơn. Với chế độ nghỉ ngơi, các bác sĩ khuyến khích các mẹ nên ngủ đủ giấc 8 tiếng mỗi ngày và cần có thời gian nghỉ trưa trong ít nhất là 30 phút. Các mẹ nên tránh làm việc quá sức và căng thẳng trong thời gian này. Việc thức khuya và dậy sớm cũng được khuyến cáo nên hạn chế.

Lịch khám thai định kỳ 3 tháng đầu của các mẹ bầu 3 Tập yoga là tiền đề giúp cơ thể các mẹ bầu ngày một khỏe mạnh hơn.

Lịch khám thai định kỳ 3 tháng đầu như một cơ sở để các mẹ có thể xây dựng nên chế độ chăm sóc thai kỳ thật an toàn và hiệu quả. Chính vì vậy mà đừng để thời gian công việc của các mẹ lấn át đi những lần khám thai quan trọng này nhé!

Khánh Vy

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm