Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Thai nhi nấc cụt có bị mệt không? Theo chuyên gia đây là hiện tượng phổ biến đối với thai nhi. Tuy nhiên vẫn nên cẩn trọng với các trường hợp thai nhi nấc cụt liên tục ở tuần thứ 32. Lúc này các mẹ bầu cần đến gặp bác sĩ để thăm khám và chữa trị kịp thời.
Nhiều bà mẹ thắc mắc liệu việc thai nhi nấc cụt có bị mệt không? Có nguy hiểm không? Vì trong thời kỳ mang thai, thỉnh thoảng các mẹ bầu sẽ cảm nhận thấy thai nhi đang nấc cụt trong bụng mình.
Khi mang thai, ngoài việc đá, đẩy và lăn lộn, bà bầu có thể bất ngờ và lo lắng khi nhận ra thai nhi trong bụng nấc cụt. Vậy thai nhi nấc cụt có bị mệt không? Bài viết dưới đây sẽ thảo luận về chứng nấc cụt của thai nhi cũng như phần nào giải đáp những lo lắng cho các mẹ bầu.
Việc thường xuyên theo dõi tình hình của thai nhi trong bụng sẽ giúp các mẹ bầu cảm nhận được sự phát triển và kịp thời nhận ra những bất thường ở bé.
Nếu bé nấc cụt theo từng nhịp đều đặn (giống như tiếng tích tắc của đồng hồ) hoặc tiếng đập đều đặn phát ra từ phần bụng dưới thì mẹ đừng lo lắng vì đây là dấu hiệu cho thấy em bé của bạn đang bị nấc cụt.
Thực tế, việc thai nhi nấc cụt trong bụng mẹ là hiện tượng bình thường và không đáng lo ngại. Không phải toàn bộ mọi thai nhi đều sẽ nấc cụt, do đó nếu bạn không cảm nhận được hoạt động này của thai thì cũng không có gì lạ và quá lo lắng nhé.
Sau khi phát hiện con mình nấc cụt thì chắc hẳn nhiều mẹ bầu sẽ cảm thấy lo lắng và thắc mắc nguyên nhân vì sao con mình lại nấc cụt. Sau đây là một số nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng trẻ sơ sinh bị nấc cụt
Cơ hoành của bé chưa trưởng thành nên chưa thể tự cân bằng tốc độ và nhịp nuốt. Trong quá trình nuốt, thai nhi thở ra hoặc hít vào để tống nước ối ra ngoài, từ đó phát ra tiếng nấc cụt.
Nếu mẹ bầu cảm thấy thai nhi trong bụng thường xuyên bị nấc cụt và kéo dài sau tuần 32 của thai kỳ thì nguyên nhân rất cao là do cuống rốn bị chèn ép làm giảm lượng oxy cung cấp cho bé nên bé phản xạ lại bằng cách nấc cụt trong thời gian dài. Điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bé nên các mẹ bầu cần được thăm khám và điều trị nhanh chóng.
Ngay khi vẫn còn đang trong bụng mẹ, hiện tượng nấc cụt phần nào giúp bé luyện tập và phát triển khả năng bú mút trước khi được sinh. Ngoài ra, nó còn giúp giảm và hạn chế nguy cơ tắc phổi của thai nhi.
Khi cảm thấy trẻ sơ sinh bị nấc cụt trong bụng, mẹ bầu không cần quá hoảng sợ hay lo lắng. Thay vào đó, hãy luôn giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, thoải mái để bạn và thai nhi khỏe mạnh. Vì nấc cụt là một phản xạ bình thường và trẻ sơ sinh không cảm thấy mệt mỏi như người lớn.
Theo nghiên cứu, thai nhi khi còn ở trong bụng mẹ có thể bị nấc cụt thường xuyên trong một khoảng thời gian dài. Tuy nhiên, nếu khi mang thai 32 tuần rồi mà thai nhi bị nấc cụt quá nhiều và xuất hiện các triệu chứng bất thường khác như tiếng “ọc ọc” nghe như bụng sôi thì các mẹ nên cảnh giác. Đây có thể là dấu hiệu dây rốn bị chèn ép khiến bé khó thở hơn bình thường và nếu để lâu thai nhi sẽ mắc phải các vấn đề:
Mong rằng qua bài viết trên đây các mẹ bầu đã phần nào bớt lo lắng về tình trạng thai nhi nấc cụt có bị mệt không. Mặc dù đây là một hiện tượng bình thường có thể xảy ra đối với thai nhi nhưng các mẹ vẫn nên theo dõi tình hình của thai nhi để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
Mỹ Duyên
Nguồn tham khảo: vinmec.com
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.