Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Trẻ sơ sinh bị nấc cụt có sao không?

Ngày 23/11/2022
Kích thước chữ

Hiện tượng nấc cụt ở trẻ sơ sinh xảy ra do sự co thắt không tự chủ và ngắt quãng của cơ hoành và cơ liên sườn. Sau đó, là sự đóng đột ngột của thanh môn, từ đó tạo ra âm thanh đặc trưng là tiếng nấc hay còn gọi là nấc cụt. Trẻ sơ sinh bị nấc cụt có sao không? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu vấn đề này.

Người lớn thường cảm thấy khó chịu khi bị nấc cụt nên cũng sợ trẻ khó chịu. Nấc cụt thường xảy ra với tần suất từ 4 đến 60 lần trong một phút ở trẻ dưới 4 tháng tuổi. Tuy nhiên, nấc cụt ở trẻ sơ sinh không gây ảnh hưởng hay khó chịu nhiều cho trẻ. Theo các nghiên cứu, nhiều trẻ sơ sinh bị nấc cụt vẫn có thể ngủ mà không hề quấy khóc hay khó chịu. Thực tế, nấc cụt hiếm khi cản trở hoặc gây ảnh hưởng đến việc thở của trẻ.

Trẻ sơ sinh nấc cụt nhiều có sao không?

Hầu hết cha mẹ đều lo lắng trẻ sơ sinh nấc cụt nhiều có sao không. Theo bác sĩ nhi khoa, nấc cụt là một phản xạ của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 4 tháng tuổi, khi dạ dày rơi vào tình trạng căng. Thậm chí có trẻ còn bị nấc ngay khi còn ở trong bụng mẹ do nuốt phải nước ối. Phản xạ này sẽ hết khi bé lớn hơn. Nếu có thể làm cho bé hít vô lâu hơn hoặc giữ hơi thở lại lâu hơn bằng các cách như cho bú, chọc cho trẻ cười… thì nấc cụt sẽ hết.

Trẻ sơ sinh bị nấc cụt có sao không? 2 Hiện tượng xảy ra do sự co thắt không tự chủ và ngắt quãng của cơ hoành và cơ liên sườn.

Thực tế, nấc cụt thường vô hại đối với trẻ sơ sinh và thường sẽ hết sau đó. Thế nhưng, nếu tình trạng nấc cụt kéo dài mà không hết mà không có biện pháp can thiệp, trẻ rất dễ bị thở dốc, nôn trớ, khó thở.

Tại sao trẻ sơ sinh hay bị nấc cụt?

Giai đoạn sơ sinh là lúc cơ thể, đặc biệt là cơ quan hô hấp, tiêu hóa đang dần hoàn thiện. Chính sự non nớt của giai đoạn này là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh gặp nhiều vấn đề lạ như nấc cụt. Sau đây là một số nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay bị nấc cụt:

Trào ngược dạ dày thực quản 

Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng thức ăn đi ngược từ dạ dày lên thực quản. Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cơ vòng thực quản dưới nằm giữa thực quản và dạ dày chưa được hoàn thiện. Cơ quan này đảm nhiệm chức năng ngăn thức ăn từ dạ dày di chuyển ngược lên thực quản. Khi chưa hoàn thiện, trẻ hay gặp tình trạng trào ngược này và đây là lý do khiến trẻ hay bị nấc.

Bé bú quá no 

Khi trẻ bú quá no, dạ dày có thể to và giãn ra một cách đột ngột. Sự giãn nở đột ngột này sẽ làm co thắt cơ hoành co thắt liên tục, không tự chủ khiến bé bị nấc cụt.

Do nuốt nhiều khí vào bụng

Trẻ bú bình thường nấc cụt nhiều hơn trẻ bú mẹ. Nguyên nhân có thể là do mẹ chọn núm vú không phù hợp lứa tuổi hoặc do lực hút sữa của trẻ quá mạnh làm sữa trong bình chảy nhanh hơn. Kèm theo việc nuốt sữa quá nhiều và nhanh sẽ khiến trẻ nuốt thêm nhiều không khí, làm dạ dày to và giãn ra. Khi đó, cơ hoành lại có thắt nhanh gây ra nấc cụt.

Trẻ sơ sinh bị nấc cụt có sao không? 1 Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị nấc cụt.

Dị ứng

Khi bị nấc cụt, đừng nghĩ do trẻ nuốt nhiều khí mà có thể trẻ bị dị ứng với thành phần trong sữa công thức. Thậm chí, trẻ bú mẹ cũng có thể bị dị ứng với sữa mẹ xuất phát từ những thực phẩm mà mẹ tiêu thụ. Dị ứng có thể gây ra tình trạng viêm thực quản. Nấc cụt là một trong những biểu hiện của bệnh lý này.

Hen suyễn

Trẻ bị hen suyễn cũng có thể bị nấc cụt. Một khi cơn hen khởi phát, các ống phế quản của phổi sẽ bị viêm. Điều đó làm hạn chế luồng không khí đi vào phổi. Với tình trạng này, trẻ sẽ khó thở, thở khò khè. Lúc này, cơ hoành của trẻ cũng bị co thắt dẫn đến việc trẻ bị nấc cụt.

Nguyên nhân trẻ bị hen suyễn cũng rất nhiều. Một trong những nguồn gây ra bệnh này là do yếu tố di truyền hay trẻ bị dị ứng với những tác nhân từ môi trường bên ngoài như ô nhiễm không khí, khói thuốc lá, lông động vật… Mắc các bệnh về nhiễm trùng đường hô hấp cũng có thể gây hen suyễn.

Không khí ô nhiễm 

Hệ hô hấp của trẻ sơ sinh phát triển chưa hoàn thiện. Chính vì vậy, khi hít phải khói, bụi hay mùi quá gắt, quá nồng, lập tức trẻ sẽ bị ho. Khi ho quá nhiều, cơ hoành sẽ bị tổn thương dẫn đến co thắt không kiểm soát, từ đó khiến trẻ nấc.

Trẻ sơ sinh bị nấc cụt có sao không? 3 Trẻ sơ sinh bị nấc cụt là hiện tượng sinh lý bình thường.

Giảm nhiệt độ đột ngột

Đôi khi sự giảm nhiệt độ có thể làm các cơ của bé co lại, trong đó có cơ hoành. Điều này làm trẻ sơ sinh hay bị nấc. Trẻ sơ sinh bị nấc cụt có sao không? Ở trường hợp này, bạn không nên lo lắng quá mà hãy nắm rõ nguyên nhân để giải quyết những cơn nấc này. Đừng quên ghi lại thời gian mà bé hay nấc. Điều này sẽ rất hữu ích khi bạn đưa bé đi khám.

Làm sao để trẻ sơ sinh không bị nấc nhiều?

Việc cho bé bú quá nhiều có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị nấc cụt. Vì vậy, bạn không nên cho trẻ bú quá no vì điều này sẽ làm ảnh hưởng dạ dày. Ngoài ra, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Nên cho trẻ ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày hơn là ăn các bữa lớn. Khi đó, bé sẽ không bị quá đói mà ăn nhanh, nuốt nhanh khiến bé bị nấc cụt. Bên cạnh đó, việc cho trẻ bú đúng tư thế cũng giúp sữa chảy vào dạ dày dễ dàng hơn.
  • Nếu trẻ đã có thể ngồi, hãy cho con vừa ngồi vừa uống sữa. Như vậy sẽ đảm bảo thức ăn được đi thẳng vào dạ dày mà không kèm nhiều không khí. Với trẻ còn nhỏ, mẹ nhớ đỡ lưng trẻ khi ngồi hay bế đứng.
  • Cho trẻ nghe nhạc cũng rất có lợi khi con bú.
  • Với trẻ bú bình, hãy lựa loại núm vú phù hợp với độ tuổi của trẻ. Bên cạnh đó, khi cho con bú, mẹ phải đảm bảo miệng bé ngậm kín toàn bộ núm vú để tránh không khí đi vào khi trẻ nuốt sữa.
  • Không nên cho bé vừa bú bình vừa ngủ. Khi ngủ, bé không kiểm soát được lượng sữa khiến bé nuốt quá nhiều hoặc sữa đi vào đường thở vô cùng nguy hiểm. 
  • Không nên cho trẻ tắm ở nhiệt độ nước quá chênh lệch so với nhiệt độ phòng. Bên cạnh đó, bạn cũng cần giữ nhiệt độ phòng ngủ ổn định. Không nên mở điều hòa, quạt quá mạnh hoặc mở nhiều cửa sổ cùng lúc. Nhiệt độ tăng giảm đột ngột sẽ khiến trẻ nấc cụt.
Trẻ sơ sinh bị nấc cụt có sao không? 4 Nếu trẻ đã có thể ngồi, hãy cho con vừa ngồi vừa uống sữa.

Hi vọng những thông tin trong bài viết này đã có thể giải đáp thắc mắc: "Trẻ sơ sinh bị nấc cụt có sao không?" rồi. Cha mẹ không nên quá lo lắng nếu bé yêu có hiện tượng nấc cụt bởi nấc cụt không gây ảnh hưởng hay khó chịu nhiều cho trẻ. Tuy nhiên, cha mẹ cần theo dõi sát sao những biểu hiện của trẻ, nếu tình trạng nấc cụt kéo dài, kéo theo những biểu hiện bất thường khác thì tốt nhất hãy cho trẻ đi khám để bác sĩ tìm ra nguyên nhân và xử trí kịp thời.

Uyên Hồ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin