Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Nước ối là gì? Siêu âm thấy nước ối đục có nguy hiểm không?

Ngày 24/10/2022
Kích thước chữ

Mọi bà mẹ tương lai đều biết rằng ảnh hưởng của nước ối đối với thai nhi là rất quan trọng. Màu sắc của nước ối sẽ cảnh báo cho cha mẹ biết con yêu đang có những dấu hiệu bất thường. Vậy nước ối đục có nguy hiểm không? Nước ối đục có ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?

Nước ối bị đục là một trong những bệnh lý về nước ối khá phổ biến nhưng không phải bà bầu nào cũng biết nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này. Việc xác định nguyên nhân gây ra hiện tượng nước ối đục có thể giúp mẹ bầu tránh được tình trạng hoang mang khi gặp tình trạng này. Đồng thời, thai phụ cũng cần biết cách phòng tránh nguy cơ mắc phải.

Tổng quan về nước ối

Nước ối đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của em bé trong bụng mẹ. Thai nhi được bao bọc trong lớp màng được gọi là túi ối. Túi ối chứa nước ối và là môi trường lý tưởng cho sự phát triển của thai nhi. Điều này là do nó chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết để nuôi dưỡng thai nhi, luôn giữ nhiệt độ ổn định và ấm áp.

Nước ối là gì? Siêu âm thấy nước ối đục có nguy hiểm không? 1 Ảnh hưởng của nước ối đối với thai nhi là rất quan trọng

Nước ối là gì?

Nước ối là môi trường sống bao quanh thai nhi và chứa các chất dinh dưỡng, oxy nuôi thai. Đồng thời thực hiện các quá trình tái tạo và trao đổi chất, tạo sự cân bằng lý tưởng cho sự phát triển các cơ quan của thai nhi.

Ngoài ra, nước ối còn đóng vai trò là màng đệm bảo vệ thai nhi khỏi các tác động của tử cung và ngăn không cho vi khuẩn xâm nhập vào thai nhi. Nước ối bắt đầu hình thành từ một lượng nhỏ, khoảng 60ml từ tuần thứ 12 của thai kỳ và tăng dần lên 1000ml khi thai nhi lớn dần. Trong một thai kỳ khỏe mạnh, nước ối có màu trong và hơi kiềm. Vào những tuần cuối của thai kỳ, nước ối có màu trắng đục như nước vo gạo. 

Ngoài việc giúp thai nhi phát triển toàn diện, nước ối còn bảo vệ thai nhi khỏi những tác động có hại từ bên trong và bên ngoài. Từ những ngày đầu tiên của sự hình thành và phát triển của thai nhi, nước ối đã xuất hiện và tạo thành một lớp màng bảo vệ không thể thiếu, cho đến khi đứa trẻ được sinh ra.

Vai trò của nước ối

Màng ối, máu của mẹ và thai nhi, là ba nguồn cung cấp nước ối quan trọng. 12 ngày sau khi thụ tinh, nước ối hình thành và bắt đầu thực hiện công việc của mình. 

  • Thai nhi: Da của thai nhi là nguồn gốc chính, tạo nước ối trong thời kỳ đầu mang thai. Ở tuần thai thứ 16, thai nhi bắt đầu bài tiết nước tiểu. Nước ối đục cũng có thể xuất hiện ở tuần thứ 17 và từ tuần thứ 20, nước ối được tạo thành do nước tiểu trong đường tiết niệu của bé. 
  • Màng ối thực hiện chức năng quan trọng là bao bọc quanh nhau dây rốn và cũng có vai trò trong việc hình thành nước ối. 
  • Máu của mẹ khi mang thai: Nhờ màng ối, nước ối được hình thành trong quá trình trao đổi chất giữa nước ối và máu mẹ. Quá trình này diễn ra liên tục. Đây cũng là cách nước ối được hình thành.

Thành phần của nước ối

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, nước ối có thành phần chính 97% là nước. Phần còn lại là các chất hữu cơ và muối khoáng (3% đó có chứa các chất quan trọng như: Chất điện giải Na+, K+...). Thành phần hữu cơ sẵn có bao gồm: Protein, lipid và glucid... Có nhiều loại tế bào nằm trong nước ối tuy nhiên không có sự ổn định, mà chúng sẽ thay đổi theo thời gian.

Khi thai nhi được khoảng 16 tuần tuổi, nước ối sẽ xuất hiện thêm tế bào da. Ngoài ra, trong dung dịch này còn có tế bào tróc ra từ niêm mạc thai; các đại thực bào và tế bào không nhân…

Nước ối đục là như thế nào?

Nước ối bình thường có đặc tính là không màu, không mùi. Tuy nhiên, trong quá trình thai nhi phát triển và lớn lên trong bụng mẹ, nước ối có thể bị biến đổi màu sắc. Điều này được gọi là hiện tượng nước ối đục.

Khi mang thai ba tháng đầu, nước ối có màu bình thường, khỏe mạnh là màu trắng trong. Nước ối sau đó có màu trắng đục khi thai nhi tiếp tục phát triển. Đặc biệt là trong khoảng từ tuần thứ 37 đến 38 của thai kỳ. 

Bởi vậy, vào khoảng thời gian cuối thai kỳ, nếu nước ối của bà bầu bị đục thì cũng đừng quá lo lắng. Đây là một biểu hiện bình thường, cho biết em bé vẫn đang phát triển khỏe mạnh.

Nước ối là gì? Siêu âm thấy nước ối đục có nguy hiểm không? 2 Nước ối đục vào cuối thai kỳ là hiện tượng bình thường

Nguyên nhân gây hiện tượng nước ối đục

Nước ối đục có phải gần chuyển dạ không? Các chuyên gia cho rằng đây không phải là dấu hiệu sắp sinh. Cũng giống như một em bé sắp chào đời không phải là nguyên nhân khiến nước ối bị đục. Như đã nói ở trên, nước ối đục xảy ra vào cuối thai kỳ. Tuy nhiên, có những trường hợp đặc biệt nước ối bị đục khi mang thai.

Có một số nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng nước ối bị đục. Nó xuất phát từ các tế bào chết trên bề mặt da của bé. Nước ối được bài tiết từ đường tiêu hóa, đường tiết niệu, niêm mạc… và nước ối trở nên đục.

Thai thải phân su: Nếu điều này gây ra nước ối đục, có thể là do em bé của bạn không được cung cấp đủ oxy. Từ đó, phân được thải trực tiếp vào buồng ối. Nếu mẹ bầu gặp phải trường hợp này, nên đến các cơ sở y tế hoặc liên hệ với đội ngũ y bác sĩ ngay lập tức để kiểm tra, xác định nguyên nhân và xử trí kịp thời.

Nước ối là gì? Siêu âm thấy nước ối đục có nguy hiểm không? 3 Nước ối đục do phân su

Nước ổi đục cảnh báo nguy hiểm khi nào?

Mức độ nguy hiểm khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra nước ối đục ở phụ nữ mang thai. Nếu các chất gây thai làm đục nước ối thì điều này là hoàn toàn bình thường. Các chất gây thai này là các tế bào bong tróc ra từ các bộ phận của cơ thể thai nhi. Do đó, không gây ra bất kỳ nguy hiểm nào.

Nước ối đục do có lẫn phân su thì thai phụ cần hết sức lưu ý. Phân su thường được thai nhi thải ra ngoài vài ngày trước khi sinh. Tuy nhiên, nếu thai nhi đi phân su quá sớm đồng nghĩa với việc thai nhi đang bị suy thai, thiếu oxy, nếu không được xử trí, nước ối đục có thể dẫn đến những biến chứng khó lường.

Ảnh hưởng của nước ối đục đến thai nhi

Như đã phân tích ở trên, những nguy cơ có thể xảy ra đối với thai nhi khi nước ối bị đục bao gồm:

  • Thai chết lưu, sinh non. 
  • Nước ối bẩn có thể khiến thai nhi bị ngạt nước ối trước, trong và sau khi sinh, và tắc nghẽn đường thở của em bé. Quá trình trao đổi khí bị gián đoạn dẫn đến suy hô hấp nặng. 
  • Nước ối bị nhiễm phân su thường khiến trẻ sơ sinh bị viêm phổi, bội nhiễm, nhiễm trùng phổi. Nghiêm trọng hơn nữa là phổi bị xẹp và thiếu oxy trầm trọng. Trẻ hít càng nhiều phân su thì mức độ nguy hiểm và nguy cơ biến chứng càng cao. 

Cần làm gì khi nước ối bị đục?

Ngoài việc thăm khám định kỳ và tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ, mẹ bầu có thể cải thiện tình trạng nước ối bị đục bằng cách:

  • Luôn giữ cho tinh thần vui tươi, lạc quan và hạnh phúc không nên lo lắng, suy nghĩ nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. 
  • Duy trì chế độ nghỉ ngơi kết hợp dinh dưỡng hợp lý, khoa học. Các mẹ nên ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung vitamin và khoáng chất tốt cho cả mẹ và bé. Ngoài ra, mẹ bầu còn có thể bổ sung thêm nước dừa - một loại nước giàu khoáng chất (không nên uống ba tháng đầu thai kỳ mà nên bổ sung vào những tháng cuối), sữa hạt. 
  • Không uống quá nhiều nước dừa, nước mía, ăn quá nhiều đồ ăn chiên xào… sẽ gây khó tiêu, đầy bụng, tăng cân nhanh.
  • Hình thành thói quen ngủ tốt: Phụ nữ mang thai nên nằm nghiêng về bên trái khi ngủ và hạn chế các hoạt động phải cúi người. 
Nước ối là gì? Siêu âm thấy nước ối đục có nguy hiểm không? 4 Phụ nữ mang thai nên nằm nghiêng về bên trái khi ngủ

Qua những thông tin mà nhà thuốc Long Châu thu thập được, hy vọng đã giải đáp được thắc mắc của các mẹ về vấn đề nước ối đục. Chúng tôi mong muốn thai phụ có được những kiến ​​thức cần thiết để quá trình mang thai diễn ra an toàn nhất. Nhớ truy cập trang web của nhà thuốc Long Châu hàng ngày để có những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé!

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm