Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nhiều người vẫn nghĩ rằng trẻ suy dinh dưỡng có thân hình gầy gò, teo héo và thiếu cân nặng… Tuy nhiên, trên thực tế tồn tại trường hợp suy dinh dưỡng béo phì nữa.
Suy dinh dưỡng là tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng, gây ảnh huởng đến quá trình sống, hoạt động và tăng trưởng bình thường của cơ thể. Suy dinh dưỡng bao gồm 3 loại: suy dinh dưỡng thể teo đét, suy dinh dưỡng béo phì và suy dinh dưỡng thể hỗn hợp. Bài viết này đi sâu tìm hiểu suy dinh dưỡng béo phì.
Có hai nguyên nhân chính gây ra suy dinh dưỡng béo phì. Đầu tiên là do cách chăm sóc của các bậc cha mẹ. Cụ thể việc không cân đối khẩu phần ăn của trẻ như cho bé ăn quá nhiều chất đạm, chất béo nhưng lại thiếu hụt vitamin D và canxi, dễ khiến trẻ bị còi xương, xương khớp yếu, khả năng vận động kém. Trẻ không được vận động thường xuyên dẫn đến thừa cân, béo phì. Hầu hết trong các trường hợp phụ huynh thường không chú ý đến dinh dưỡng khẩu phần ăn hàng ngày khi thấy con em mình mập mạp. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo cần cân đối lại chế độ dinh dưỡng, tránh hậu quả do thừa cân béo phì gây ra.
Ngoài nguyên nhân kể trên thì một số trẻ mắc các bệnh di truyền hoặc nhiễm khuẩn sơ sinh kết hợp với chế độ dinh dưỡng thiếu hợp lý cũng gây ra suy dinh dưỡng béo phì.
Một số biểu hiện đặc trưng của trẻ suy dinh dưỡng béo phì bao gồm:
Phù trắng, mềm toàn thân: Việc giảm đạm máu, giảm albumin trong máu làm giảm áp lực keo nên tăng thoát nước ra khoảng gian bào, khiến cơ thể trẻ phù trắng và mềm;
Trẻ bị rối loạn sắc tố da;
Trẻ có những biểu hiện của việc thiếu máu như da xanh xao, niêm nhạt, suy thoái ở da, lông, tóc, móng…;
Trẻ thiếu vitamin D, còi xương và hạ canxi huyết;
Trẻ bị thiếu vitamin A với các dấu hiệu như khô giác mạc, quáng gà…;
Trẻ suy dinh dưỡng thể béo phì cũng biểu hiện bởi chậm phát triển vận động và tâm thần;
Trẻ gặp phải các triệu chứng bệnh ở các cơ quan như gan thoái hoá mỡ, suy tim, giảm tiêu hoá hấp thu.
Nhằm đề phòng và khắc phục hiệu quả suy dinh dưỡng béo phì, các bác sĩ khuyên phụ huynh nên cho trẻ ăn uống đầy đủ theo nhu cầu, phù hợp với lứa tuổi. Cha mẹ cần biết trẻ cần bao nhiêu chất đạm, chất béo, tinh bột… trong khẩu phần ăn hàng ngày.
Đối với những trẻ có bề ngoài mập mạp thì cha mẹ cần xem lại chế độ ăn và điều chỉnh xuống mức tiêu chuẩn. Kết hợp tăng cường các hoạt động thể lực cho các trẻ để trẻ tiêu bớt năng lượng.
Ngoài ra, cha mẹ cũng nên biết rằng, giảm bớt những loại thực phẩm giàu chất béo, tinh bột nhưng vẫn phải đảm bảo cho trẻ uống sữa đầy đủ, vì sữa là nguồn cung cấp canxi, khoáng chất tốt nhất. Để cung cấp lượng vitamin D từ thiên nhiên cho sự phát triển của trẻ, hãy cho trẻ tắm nắng 15 phút mỗi ngày.
Suy dinh dưỡng béo phì có thể gây ra nhiều tác hại nguy hiểm như làm tăng nguy cơ mắc bệnh về tim mạch, khiến trẻ chậm phát triển về cả trí tuệ và tâm thần. Vì vậy việc phòng chống suy dinh dưỡng từ ban đầu là điều hết sức quan trọng nhằm hạn chế những nguy cơ cho trẻ.
Hường
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.