Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm

Ngày 23/05/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh là tình trạng khá phổ biến hiện nay và có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Để điều trị tình trạng này, bố mẹ cần áp dụng một số biện pháp nhất định để có thể loại bỏ dứt điểm và mang lại một đôi mắt sáng, khỏe cho bé.

Việc trẻ sơ sinh bị tắc tuyến lệ (nước mắt) là tình trạng khá phổ biến hiện nay và có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Để điều trị dứt điểm tình trạng này cần áp dụng một số biện pháp nhất định. Ở bài viết hôm nay, hãy cùng tìm hiểu thông tin liên quan đến hiện tượng tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân, dấu hiệu và những cách điều trị hiện nay.

Tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh là như thế nào?

Tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh (hay còn gọi là tắc lệ đạo) được xem là tình trạng tắc nghẽn sự lưu thông nước mắt trong hệ thống ống nối từ mắt xuống đến mũi. Tắc lệ đạo là bệnh lý thường gặp và xuất hiện chủ yếu trong những ngày đầu sau sinh. 

Tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh là tình trạng tắc nghẽn sự lưu thông nước mắt Tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh là tình trạng tắc nghẽn sự lưu thông nước mắt 

Tắc tuyến lệ khiến cho nước mũi, nước mắt không được dẫn xuống mũi nên bị chảy ra ngoài, trường hợp bị tắc kéo dài có thể gây nên tình trạng nhiễm trùng mắt. Có rất nhiều trường hợp không cần điều trị cũng tự khỏi chỉ sau một khoảng thời gian.

Vì sao trẻ sơ sinh lại bị tắc tuyến lệ?

Bệnh tắc tuyến lệ có thể gặp phải ở bất kỳ lứa tuổi nào, từ trẻ sơ sinh đến người cao tuổi. Tuy nhiên, trẻ sinh là đối tượng thường gặp nhất do quá trình hình thành lệ đạo trong bào thai vẫn chưa có sự hoàn thiện 100%.

Nguyên nhân 

 Tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh có thể do một số nguyên nhân chủ yếu sau đây:

  • Thứ nhất: Trẻ không có điểm lệ, bị tắc ống lệ mũi hoặc bị rò túi lệ bẩm sinh.
  • Thứ hai: Hệ thống ống lệ vẫn chưa hoàn thiện do vậy có thể dẫn đến các vấn đề như: Van ở cuối ống lệ mở không đúng, tuyến lệ quá hẹp hay các điểm lệ trên mí mắt phát triển bất thường.
  • Thứ ba: Nhiễm trùng gây sưng ở mặt tạo áp lực lên phần ống lệ.
  • Thứ tư: Xương mũi chặn đường mà nước mắt chảy qua.
  • Thứ năm: Có khối u xuất hiện.
  • Thứ sáu: Ống lệ bị chấn thương.

Dấu hiệu tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh

Một số biểu hiện tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh như sau:

Tắc tuyến lệ có thể nhận biết bằng mắt thường Tắc tuyến lệ có thể nhận biết bằng mắt thường
  • Buổi sáng thức dậy bé thường có nhiều gỉ vàng dính quanh mí mắt.
  • Mắt lúc nào cũng ướt do hiện tượng đọng nước mắt ở khe mi.
  • Vùng da mí mắt bị đỏ do dụi mắt thường xuyên hoặc do hiện tượng viêm kết mạc
  • Dịch tiết ra từ mắt có thể là chất lỏng bình thường nhưng cũng có khả năng kết hợp với chất nhầy và mủ gây cảm giác khó chịu.
  • Xuất hiện tình trạng sưng đau ở góc mí mắt.

Ở trẻ sơ sinh, dấu hiệu của tắc lệ đạo có dễ nhận biết được hay không còn phụ thuộc vào tình trạng tắc hoàn toàn hay tắc một phần. Nếu là tắc lệ đạo một phần thì rất khó để phát hiện sớm, do vậy việc chữa trị về sau cũng sẽ khó khăn hơn.

Khi xuất hiện các dấu hiệu của bệnh tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh, bố mẹ cần lưu ý vệ sinh vùng quanh mắt cho trẻ thường xuyên và đồng thời tìm ra phương pháp điều trị nhanh chóng và phù hợp.

Cách chữa tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh

Phần lớn trẻ sơ sinh bị tắc tuyến lệ sẽ tự khỏi mà không cần đến sự can thiệp y tế. Tuy nhiên, việc khắc phục càng sớm cho trẻ sẽ không những giúp bé cảm thấy dễ chịu, loại bỏ dứt điểm mà còn bảo vệ vùng giác mạc cho bé. Sau đây là một số phương pháp điều trị hiện tượng này ở trẻ sơ sinh:

Khắc phục hiện tượng tắc tuyến lệ cho trẻ sơ sinh tại nhà

Điều trị tại nhà giúp bố mẹ tiết kiệm được chi phí cũng như chăm sóc con một cách tốt hơn. Một số biện pháp điều trị tại nhà bao gồm:

  • Massage: Là phương pháp điều trị tại nhà được nhiều bác sĩ khuyến nghị. Về cơ bản, bố mẹ dùng lực ấn nhẹ vào tuyến lệ dọc theo phần trên của mũi và mí mắt dưới. Nên dùng tăm bông thay cho ngón tay và chỉ nên áp dụng 2 lần/ngày, tránh gây tổn thương cho bé.
  • Chườm ấm: Cứ sau vài giờ, khi tuyến lệ hình thành gỉ mắt thì hãy lấy một khăn sạch hoặc bông gòn mềm, nhúng nước và nhẹ nhàng vệ sinh khu vực xung quanh mắt bé từ trong ra ngoài. Cần cẩn thận để tránh đụng vào nhãn cầu của con.
Chườm ấm là một trong những phương pháp chữa bệnh tắc tuyến lệ tại nhà Chườm ấm là một trong những phương pháp chữa bệnh tắc tuyến lệ tại nhà
  • Nhỏ mắt: Nếu tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh là do bị nhiễm trùng, bác sĩ có thể chỉ định thuốc kháng sinh, nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ để tiêu diệt vi khuẩn. Tuy nhiên không nên áp dụng với trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi.

Phẫu thuật

Trong một số trường hợp ống lệ vẫn bị tắc sau khi đã áp dụng các biện pháp trên trong một thời gian dài thì lúc này nên áp dụng phương pháp phẫu thuật nội soi. 

Bác sĩ sẽ đưa dụng cụ y tế vào ống lệ để loại bỏ vật cản sau đó làm thông ống dẫn lệ cho trẻ. Quá trình phẫu thuật thường mất khoảng 10 phút với tỷ lệ thành công lên đến 80%.

Một số lưu ý trong quá trình điều trị tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh

Bố mẹ hãy bỏ túi ngay những lưu ý sau để việc phòng và điều trị bệnh lý này được đảm bảo hiệu quả nhất:

Thứ nhất: Mỗi biện pháp điều trị phụ thuộc lớn nhất vào độ tuổi cũng như tình trạng bệnh của bé:

  • Dưới 3 tháng tuổi: Chỉ nên áp dụng các biện pháp massage, chườm ấm hay vệ sinh mắt thường xuyên cho trẻ.
  • Từ 3 - 9 tháng tuổi: Có thể áp dụng biện pháp nhỏ mắt, dùng thuốc hay bơm thông lệ đạo. Vẫn có thể phẫu thuật cho bé nhưng cần nghe theo chỉ định của bác sĩ.
  • Sau 9 tháng tuổi: Có thể thông lệ đạo và phẫu thuật.

Thứ hai: Nên vệ sinh mắt cho bé thường xuyên, mỗi ngày từ 3 - 5 lần để đảm bảo mắt bé luôn sạch và có thể lấy hết gỉ và chất mủ bám quanh mắt.

Nên vệ sinh mắt cho bé thường xuyên Nên vệ sinh mắt cho bé thường xuyên

Thứ ba: Nếu phát hiện mắt bé sưng đỏ hay có những dấu hiệu nghiêm trọng hơn cần đưa bé đến bác sĩ chuyên khoa mắt để được khám và điều trị kịp thời.

Thứ tư: Tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ đối với trường hợp trẻ bị tắc tuyến lệ.

Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản về tình trạng tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh mà các bậc phụ huynh có thể tham khảo. Mặc dù đây được đánh giá là bệnh lý không quá nguy hiểm nhưng phần nào ảnh hưởng đến việc sinh hoạt hằng ngày của bé. Do vậy, hãy lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất để bảo vệ đôi mắt cho trẻ.

Quỳnh Hương

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:Trẻ sơ sinh