Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Các bệnh nhiễm trùng mắt và cách phòng ngừa

Ngày 16/06/2021
Kích thước chữ

Nhiễm trùng mắt là bệnh do virus hoặc nấm, vi khuẩn khác nhau tấn công khiến mắt bị kích ứng. Bất cứ độ tuổi cũng có thể bị nhiễm trùng mắt, khi bị bệnh cần chữa trị kịp thời để không ảnh hưởng đến thị lực.

Do nhiễm trùng mắt bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân như virus, nấm, hay vi khuẩn nên sẽ có nhiều loại khác nhau. Tuy nhiên các triệu chứng thường thấy chung là mắt bị kích ứng, đau, viêm đỏ, thị lực có dấu hiệu giảm.

Các bệnh nhiễm trùng mắt và cách phòng ngừa 1Bất cứ ai cũng có thể bị nhiễm trùng mắt.

Các loại nhiễm trùng mắt thường gặp

1. Viêm kết mạc

Viêm kết mạc là nhiễm trùng mắt do virus hoặc vi khuẩn gây ra và có nguy cơ lây nhiễm cao. Các virus gây bệnh  như Adenovirus, Picornavirus, Rubella, Rubeola. Viêm kết mạc do vi khuẩn có thể kể đến vi khuẩn Staphylococcus, Haemophilus, Streptococcus và Moraxella. Bệnh lây lan do tay chạm lên mắt nhiều lần, dùng chung các vật dụng như gối, khăn hoặc đồ trang điểm mắt. 

Thuốc kháng sinh chỉ có thể điều trị cho viêm kết mạc do vi khuẩn. Trường hợp do virus thì bệnh thường phát triển sau đó tự khỏi trong khoảng 2 - 3 tuần. Để điều trị bệnh tự nhiên và tốt nhất, các bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn điều trị các triệu chứng. Như vậy, mắt bạn sẽ bớt khó chịu và dễ dàng kiểm soát cảm giác khi bị bệnh hơn.

Các triệu chứng nhiễm trùng mắt thường biến mất sau vài ngày, nếu kéo dài hơn một tuần, bạn nên đến gặp bác sĩ để được điều trị kháng sinh và có những lời khuyên cụ thể để mau lành bệnh.

2. Lẹo mắt

Biểu hiện của lẹo mắt là những đốm sưng đỏ chứa mủ ở gần hoặc trên mí mắt. Khi tuyến dầu mí mắt bị nhiễm trùng do vi khuẩn Staphylococcus dẫn đến lẹo mắt.

Lẹo mắt có hai loại: loại gây nhiễm trùng tuyến bã nhờn hoặc tuyến mồ hôi được gọi là Hordeolum, loại gây nhiễm trùng tuyến nhờn được gọi là Meibomian.

Lẹo mắt thời gian đầu sẽ khiến người bệnh cảm thấy đau, tuy nhiên sau đó  bệnh sẽ tự khỏi. Để làm dịu mắt bạn có thể dùng gạc mềm thấm nước ấm đắp lên, hoặc xông hơi. 

Có thể nhổ sợi lông bị nhiễm trùng ép cho mủ chảy ra để giảm sưng đau khi thấy chỗ sưng đã nhọn đầu.

Các bệnh nhiễm trùng mắt và cách phòng ngừa 2Nhiễm trùng mắt gây ra bởi vi khuẩn hoặc virus.

3. Viêm bờ mi

Viêm bờ mi là tình trạng một hoặc hai mí mắt bị viêm, đây là bệnh mãn tính, không lây nhiễm và thường do nhiễm khuẩn (vi khuẩn Staphylococcal), bị bệnh và da hoặc đau mắt đỏ trong thời gian dài cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.

Có hai dạng viêm bờ mi là viêm phía trước mép ngoài mí mắt và viêm phía sau bên trong mí mắt.

Hiện nay, không có thuốc điều trị viêm bờ mi, chỉ có thể điều trị triệu chứng để giảm kích ứng cũng như giảm đau.

Khi bị viêm bờ mi, người bệnh cần lưu ý một số điều sau:

  • Chườm khăn ấm nhiều lần mỗi ngày.
  • Rửa mí mắt bằng dầu gội không kích ứng để loại bỏ vảy đóng quanh mí mắt, sau đó lau thật sạch.
  • Không trang điểm hay đeo kính áp tròng khi đang bị viêm bờ mi.
  • Hạn chế dùng tay tiếp xúc với mắt, khi chạm vào mắt cần phải rửa tay sạch.

Phòng ngừa nhiễm trùng mắt như thế nào?

Việc rửa tay không thường xuyên nhất là ở trẻ em sau đó tiếp xúc với mắt dễ làm mắt bị vi khuẩn tấn công. Vì vậy, rửa tay kỹ thường xuyên là việc mà mà cả người lớn và trẻ em cần chú ý thực hiện.

Các bệnh nhiễm trùng mắt và cách phòng ngừa 3

Nhiễm trùng mắt gây ra bởi vi khuẩn hoặc virus.

Bên cạnh đó có một số biện pháp giúp bạn phòng ngừa nhiễn trùng mắt tốt hơn như:

  • Sử dụng nước rửa tay nhanh để hạn chế vi khuẩn gây mắt đỏ lây lan. Khi hắt hơi hoặc ho cần che miệng, không chạm vào vùng mắt. 
  • Sử dụng kính áp tròng đúng cách, khi mắt bị đau hoặc nhiễm trùng thì không nên trang điểm.
  • Thường xuyên giặt khăn trải giường và khăn tắm kỹ.
  • Đeo kính bảo hộ khi tiếp xúc với các loại hóa chất, làm việc trong môi trường nhiều khói bụi, hoặc khi di chuyển ngoài đường.
  • Không dùng tay dụi mắt, tự sử dụng các dụng cụ lấy dị vật hoặc đắp các loại lá trực tiếp vào mắt.
  • Cung cấp vitamin A đầy đủ cho mắt, thường xuyên chớp mắt để mắt không bị khô. 
  • Sử dụng kính áp tròng đúng cách.

Hoàng Minh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:bệnh về mắt